Quảng Ninh: Cần "sức bật" để phát triển nuôi trồng thủy sản

Diendandoanhnghiep.vn Quảng Ninh với lợi thế bờ biển dài, rộng, nhiều vũng vịnh kín gió, có tổng diện tích mặt nước biển có tiềm năng nuôi trồng thủy sản khoảng gần 55.000ha.

>>> Quảng Ninh: Phấn đấu đi đầu trong cả nước về chuyển đối số toàn diện

>>> Quảng Ninh: Cách mạng công nghiệp 4.0 cho lao động

Chưa phát huy hết lợi thế

Trong năm 2021, giá trị tăng thêm kinh tế thủy sản đạt trên 3.700 tỷ đồng, chiếm 2,64% GRDP toàn tỉnh, chiếm 51% GRDP toàn ngành nông nghiệp của tỉnh. Giá trị sản xuất theo giá hiện hành đạt trên 15.500 tỷ đồng, chiếm 56% giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp.

Theo ông Nguyễn Minh Sơn - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh cho biết: Quảng Ninh có tổng diện tích mặt nước biển có tiềm năng nuôi trồng thủy sản khoảng gần 55.000ha, chiếm khoảng 9% tổng diện tích mặt biển (600.000ha). Có 32.900ha đất ven bờ, bãi triều có khả năng nuôi trồng thủy sản, đây là tiềm năng lớn để phát triển kinh tế thủy sản. Tuy nhiên, chưa phát huy được tiềm năng, lợi thế, hiệu quả kinh tế thủy sản.

Quảng Ninh đặt ra mục tiêu đến năm 2025, tổng giá trị sản xuất thủy sản chiếm 60% tổng giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp (ảnh báo Quảng Ninh)

Quảng Ninh đặt ra mục tiêu đến năm 2025, tổng giá trị sản xuất thủy sản chiếm 60% tổng giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp (ảnh báo Quảng Ninh)

Theo ông Sơn, có một số nguyên nhân như: Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch vùng nuôi, công tác giao, cho thuê mặt nước chưa được các địa phương quan tâm đúng mức. Hiện nay, đã có 8/11 địa phương ven biển lập quy hoạch chi tiết nuôi trồng thủy sản mặn, lợ (Móng Cái, Đầm Hà, Tiên Yên, Vân Đồn, Cô Tô, Uông Bí, Hải Hà, Hạ Long) với diện tích khoảng 11.700 ha. Các địa phương mới chỉ quy hoạch chi tiết được một phần mặt biển để làm cơ sở thực hiện giao, cho thuê mặt biển đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản. Một số địa phương đã thực hiện việc giao, cho thuê mặt biển để nuôi trồng thủy sản như Hạ Long, Vân Đồn (mới có 400 cơ sở sử dụng mặt biển có quyết định giao, cho thuê mặt nước nước biển với khoảng 1.300ha.

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, thời gian tới, ngành NN&PTNT phối hợp với các ngành chức năng rà soát, phân vùng chức năng không gian biển, xác định rõ những khu vực có khả năng nuôi trồng thủy sản theo từng loài nuôi cụ thể; xây dựng phương án giao khu vực biển theo quy định Nghị định 11/2021/NĐ-CP của Chính phủ về giao khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển; quản lý chặt chẽ theo quy hoạch, không để tình trạng nhân dân tự phát trong nuôi trồng thủy, hải sản.

Thực hiện quan trắc đánh giá môi trường nuôi, hỗ trợ các địa phương, người nuôi trồng thủy, hải sản về mức độ ô nhiễm môi trường nuôi, để có quy trình xử lý phù hợp, an toàn dịch bệnh, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng các sản phẩm thủy, hải sản. Xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm, cấp mã vùng nuôi, kỹ thuật nuôi cho từng loài thủy, hải sản đảm bảo phù hợp với sức tải môi trường.

Khu neo đậu tránh, trú bão cấp vùng kết hợp chợ cá loại I tại huyện Vân Đồn vừa được đầu tư xây dựng (ảnh Mạnh Trường)

Khu neo đậu tránh, trú bão cấp vùng kết hợp chợ cá loại I tại huyện Vân Đồn vừa được đầu tư xây dựng (ảnh Mạnh Trường)

Điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản tại từng khu vực được phép đánh bắt, từ đó xây dựng phương án đánh bắt, khai thác phù hợp đảm bảo khai thác thủy sản bền vững, khắc phục tình trạng khai thác thủy sản trái phép, bất hợp pháp theo khuyến cáo của EU. Dần từng bước hoàn thiện hạ tầng nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy, hải sản, tránh trú bão cho tàu cá. Tăng cường công tác phối hợp giữa các ngành, địa phương để tháo gỡ khó khăn, sớm hình thành trung tâm giao dịch nông, lâm, thủy sản quốc tế tại Móng Cái, Khu neo đậu tránh trú bão, kết hợp hậu cần nghề cá Vịnh Bắc Bộ tại Cô Tô. Kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm quy hoạch, nuôi trồng không được cấp phép, vi phạm các tuyến luồng thủy nội địa

"Sức bật"  đầu tư hạ tầng …

Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 4209/QĐ-UBND ngày 15/12/2016, các sở, ngành, địa phương trong tỉnh đã tích cực tham mưu cho UBND tỉnh ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân ứng dụng KHCN trong nuôi trồng, đánh bắt thủy sản; danh mục các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật nghề cá tại nhiều địa phương trong tỉnh.

Trong giai đoạn 2018-2021, ngân sách nhà nước đã bỏ ra trên 1.300 tỷ đồng (trung bình mỗi năm 330 tỷ đồng) đầu tư cho lĩnh vực thủy sản. Trong đó, ngân sách Trung ương 62 tỷ đồng, ngân sách tỉnh trên 800 tỷ đồng, ngân sách địa phương trên 455 tỷ đồng. Nguồn vốn này chủ yếu được tập trung đầu tư hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo phục vụ phát triển bền vững ngành thủy sản, như: Đầu tư khu nông nghiệp công nghệ cao cấp tỉnh về thủy sản, các khu neo đậu tránh trú bão và hệ thống giao thông kết nối đến khu nuôi trồng thủy sản…

Ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở NN&PTNT, cho biết: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho nuôi trồng, khai thác thủy sản được tập trung đầu tư ở hầu hết các địa phương ven biển của tỉnh, trong đó chú trọng đến những vùng trọng điểm, có số lượng lớn tàu thuyền thường xuyên neo đậu, có hoạt động khai thác, nuôi trồng như tại Vân Đồn, Cẩm Phả, Cô Tô, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà.

Mô hình nuôi tôm của hộ anh Vũ Văn Tuấn, thôn Nhâm Cao, xã Đại Bình, huyện Đầm Hà. Ảnh: Hải Hà

Mô hình nuôi tôm của hộ anh Vũ Văn Tuấn, thôn Nhâm Cao, xã Đại Bình, huyện Đầm Hà. Ảnh: Hải Hà

Điển hình như huyện Vân Đồn là một trong những địa phương có số lượng tàu, thuyền hoạt động nuôi trồng, khai thác thủy sản trong lộng và tuyến khơi lớn nhất tỉnh, do vậy đã được tỉnh lựa chọn đầu tư khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng kết hợp cảng cá loại I có diện tích 96,4ha, tổng mức đầu tư gần 200 tỷ đồng, đáp ứng cho khoảng 1.000 tàu có công suất đến 1.000CV neo đậu. Dự án được đầu tư xây dựng từ năm 2020, đến nay đã hoàn thành, đảm bảo đủ điều kiện để tàu thuyền neo đậu, tránh trú bão khi cần thiết.

Theo ông Nguyễn Văn Thìn - Chủ nhiệm HTX nuôi trồng thủy sản Vân Hải cho biết: Việc nhà nước đầu tư khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng kết hợp cảng cá loại I tại cảng Cái Rồng là rất phù hợp, bởi ở đây quanh năm đều có số lượng lớn tàu thuyền khai thác, đánh bắt thủy sản không chỉ của Quảng Ninh mà ở các tỉnh, thành khác về đây neo đậu tránh trú, thu mua thủy sản và nhập vật tư, thực phẩm trước mỗi chuyến vươn khơi.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 7/11 khu neo đậu tránh trú bão nằm trong quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 12/11/2015 được đầu tư xây dựng. Trong đó có 2 khu neo đậu đã được công bố tại Quyết định số 1404/QĐ-BNN-TCTS ngày 2/4/2021 của Bộ NN&PTNT đủ điều kiện đi vào hoạt động (khu neo đậu tại xã Tiến Tới, huyện Hải Hà; khu neo đậu tại phường Cẩm Thủy, TP Cẩm Phả); 5 khu neo đậu tránh trú bão đang chờ được công bố theo quy định tại xã Tân Lập (Đầm Hà), đảo Trần, thị trấn Cô Tô (Cô Tô), thị trấn Tiên Yên (Tiên Yên), thị trấn Cái Rồng (Vân Đồn); các khu neo đậu khác đang được tiếp tục đầu tư theo quy định.

Con tàu vươn khơi Hoàng Sa, Trường Sa của anh Dương Văn Tập, phường Phong Cốc, TX Quảng Yên, được Nhà nước hỗ trợ đầu tư đóng mới theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản. Ảnh: Hoàng Quỳnh

Con tàu vươn khơi Hoàng Sa, Trường Sa của anh Dương Văn Tập, phường Phong Cốc, TX Quảng Yên, được Nhà nước hỗ trợ đầu tư đóng mới theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản. Ảnh: Hoàng Quỳnh

Ngoài nguồn vốn đầu tư của nhà nước, trong giai đoạn 2018-2021, tỉnh còn huy động được khoảng 5.000 tỷ đồng từ các tổ chức, doanh nghiệp và người dân đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho nuôi trồng, chế biến thủy sản. Một số doanh nghiệp có sự đầu tư lớn, như: Công ty CP Phương Anh đầu tư 500 tỷ đồng, Tập đoàn Việt - Úc đầu tư 450 tỷ đồng, Công ty CP Thủy sản Tân An đầu tư khoảng 300 tỷ đồng, Công ty Đầu tư phát triển sản xuất Hạ Long (BIM) đầu tư 300 tỷ đồng.

Được biết, Quảng Ninh đặt ra mục tiêu đến năm 2025, tổng giá trị sản xuất thủy sản chiếm 60% tổng giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp; sản lượng nuôi trồng đạt 83.000 tấn (năm 2020 sản lượng nuôi trồng được gần 77.000 tấn). Để đạt được mục tiêu đề ra, đòi hỏi các địa phương tiếp tục có những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao năng suất thủy sản nuôi trồng trên địa bàn.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Quảng Ninh: Cần "sức bật" để phát triển nuôi trồng thủy sản tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711699854 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711699854 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10