Quy định thu hồi, tái chế xe cũ - Tạo thêm gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường quy định việc phải cam kết thu hồi, tái chế ô tô, xe máy cũ dựa trên số lượng sản phẩm bán ra thị trường sẽ tăng gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp.

Mới đây, Dự thảo Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, dự kiến được ban hành và có hiệu lực từ tháng 01/2022 về trách nhiệm tái chế, xử lý sản phẩm, bao bì thải bỏ của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra lấy ý kiến.

Bên cạnh việc đóng tiền vào Quỹ Bảo vệ môi trường, một nội dung khác của Dự thảo Nghị định đang khiến dư luận xã hội cũng chú ý và các doanh nghiệp trong ngành băn khoăn đó là quy định: yêu cầu doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu ôtô, xe máy phải cam kết tái chế sản phẩm thải bỏ dựa trên số lượng sản phẩm bán ra thị trường.

Quy định tại dự thảo Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường đang vướng phải không ít ý kiến trái chiều cùng quan ngại - Ảnh minh họa

Quy định tại dự thảo Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường đang vướng phải không ít ý kiến trái chiều cùng quan ngại - Ảnh minh họa

Theo đó, đối với các loại phương tiện ôtô, xe máy, sau khi thu hồi sản phẩm thải bỏ phải tháo dỡ các bộ phận kim loại, nhựa, thủy tinh, cao su phục vụ tái chế, bên cạnh đó, thu hồi các chất thải nguy hại (dầu nhớt, dầu bôi trơn, ắc quy, bảng mạch, linh kiện điện tử…) để xử lý chất thải phát sinh.

Để thực hiện quy trình xử lý chất thải phát sinh, doanh nghiệp có trách nhiệm tìm kiếm, liên hệ với các chủ xe để thu hồi; thời gian thực hiện dự kiến từ đầu năm 2022, bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể thu hồi, tái chế hoặc thuê đơn vị khác thực hiện nhiệm vụ này, quyết định thu hồi dựa trên việc kiểm định định kỳ đối với những xe không đạt an toàn kỹ thuật cũng như yêu cầu về khí thải.

Trước những quy định của Dự thảo Nghị định đã nêu, không ít doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh ôtô, xe máy không khỏi băn khoăn bởi để có thể thực hiện đúng theo các quy định này, các doanh nghiệp sẽ phát sinh thêm không ít chi phí. Đáng nói, để cân đối được kinh tế, dư luận quan ngại toàn bộ chi phí phát sinh sẽ bị tính vào giá thành sản xuất, kéo theo giá thành của xe cũng tăng, đồng nghĩa với việc đẩy gánh nặng về phía người tiêu dùng.

Thông tin với báo chí, ông Mai Đình Thi - Tổng quản marketing và kế hoạch chiến lược của Suzuki Việt Nam chia sẻ, Hãng không thể tự làm và có thể phải ký hợp đồng thuê công ty chuyên nghiệp giải quyết vấn đề này, đồng thời, đưa phần chi phí phục vụ thu hồi, tái chế xe vào giá thành sản xuất xe mới.

Việc thu hồi, tái chế xe cũ khiến các doanh nghiệp quan ngại về việc thực thi - Ảnh minh họa

Việc thu hồi, tái chế xe cũ khiến các doanh nghiệp quan ngại về việc thực thi - Ảnh minh họa

Còn ông Đỗ Nguyễn Vương - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Ôtô Volkswagen Việt Nam lo lắng, việc thu hồi xe cũ sẽ rất khó, mất nhiều thời gian, chi phí vì phải thương lượng với chủ xe.

"Trường hợp xe được nhập về và tiêu thụ từ hàng chục năm trước nhưng doanh nghiệp nhập khẩu đã phá sản, dừng kinh doanh… thì không biết quy trách nhiệm cho ai?" - ông Vương đặt vấn đề.

Bên cạnh đó, một số đại diện các hãng xe nhập khẩu cũng cho rằng, quy định đưa ra trong Dự thảo chưa thật sự rõ ràng, hợp lý, bởi để thực hiện được quy định này sẽ kéo theo đó là hàng loạt vấn đề cần giải đáp: Đơn vị tháo dỡ, tái chế, cần có chuyên môn, chứng chỉ hành nghề ra sao? Sử dụng công nghệ nào để tái chế nhằm đạt được mục tiêu bảo vệ môi trường? Cơ quan nào giám sát việc thu hồi, tái chế để tránh tình trạng gian lận, tuồn ra bên ngoài?

Thực tế, xe thuộc quyền sở hữu của khách hàng, doanh nghiệp muốn thu hồi phải được sự đồng ý của chủ xe, không thể cưỡng chế hay ép chủ xe phải thực hiện, chưa kể còn phải làm thủ tục sang tên chủ sở hữu cho doanh nghiệp, giải quyết các vấn đề liên quan đến thuế chuyển nhượng, lệ phí trước bạ… Những chi phí này khiến doanh nghiệp sẽ phải thêm “gánh nặng”, cuối cùng để san sẻ được “gánh nặng” này người tiêu dùng sẽ phải gánh chịu.

Theo Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), hệ số thải bỏ của xe máy, ôtô không giống với các ngành hàng khác nên không thể áp dụng chung tỉ lệ tái chế, vòng đời của ôtô, xe máy thường khá dài, không ít trường hợp chủ xe tái sử dụng toàn bộ hoặc một phần chiếc xe kể cả khi niên hạn sử dụng đã hết. Ví dụ, ôtô cũ được tận dụng để phục vụ mở quán "cà phê xe buýt", làm kho; lốp xe cũ được tận dụng làm vật dụng trong nhà trước khi vứt bỏ... Do đó, việc thu hồi triệt để là không dễ dàng.

Từ những phân tích trên, VAMA kiến nghị, các cơ quan quản lý xem xét, nghiên cứu kỹ lưỡng để đưa ra con số cụ thể về yêu cầu cam kết tỉ lệ tái chế ôtô, xe máy phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam, cùng với đó, cần đưa ra lộ trình áp dụng khả thi hơn.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Quy định thu hồi, tái chế xe cũ - Tạo thêm gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711689539 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711689539 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10