Quyết định “ngược” của ngành du lịch

Thy Hằng thực hiện 07/05/2020 11:15

Việc Tổng cục Du lịch vừa ban hành Quyết định hạn chế quyền tự do thông tin rồi huỷ bỏ, cho thấy sự yếu kém và thiếu chuyên nghiệp của cơ quan quản lý nhà nước.

Đây là quan điểm của PGS. TS. Phạm Trung Lương, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, Tổng cục Du lịch; Phó Chủ tịch Hiệp hội đào tạo Du lịch Việt Nam (VITEA). 

Theo PGS Lương, Quyết định số 473 của Tổng cụ Du lịch với quy định "Khách du lịch không được chia sẻ, đưa tin, đăng bài trên mạng xã hội, phương tiện truyền thông về tình hình dịch tại cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch" đã nhanh chóng được huỷ bỏ chỉ sau 2 ngày ban hành bởi những phản ứng gay gắt từ dư luận là một điển hình "lỗi quy trình" ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

- Thưa ông, có thể coi minh bạch thông tin thế trong lĩnh vực du lịch nói riêng các ngành dịch vụ nói chung là cách làm hình ảnh tốt nhất?

Thực tế, Việt Nam nổi lên là điểm sáng xử lý dịch bệnh COVID-19, các tổ chức quốc tế và các quốc gia trên thế giới đều đã công nhận điều này. Tôi hiểu rằng ngành du lịch đang muốn tuyên truyền hình ảnh tổng thể về một Việt Nam an toàn, về những thành quả tích cực trong chống dịch mà chúng ta đạt được trong khi các nước còn đang căng mình.

Tuy nhiên, những “hạt sạn nhỏ” trong quá trình chống dịch là không thể tránh khỏi, cơ quan quản lý du lịch có thể muốn hạn chế “hạt sạn nhỏ” này được tuyên truyền nên đưa ra quy định cấm du khách đăng tải hình ảnh, điều này gây hiểu nhầm cho du khách và trái với quyền tự do thông tin và được thông tin đã mặc định trong Hiến Pháp Việt Nam 2013 và Luật Tiếp cận Thông tin. Thậm chí, việc ngay lập tức huỷ quy định này sau khi ban hành chỉ hai ngày lại tiếp tục cho thấy sự yếu kém của cơ quan quản lý chuyên ngành.

  Có thể chúng ta phải chấp nhận không đảm bảo mục tiêu về lượng 20 triệu khách/năm 2020 nhưng đổi lại đóng góp ngành cho ngân sách cao hơn. Bệnh thành tích của lãnh đạo ngành cần được thay đổi.

Phải thẳng thắn rằng những lúc dịch bệnh COVID-19 như thế này vấn đề thông tin bệnh dịch tại cơ sở du lịch là vấn đề tương đối nhạy cảm, hình ảnh tiêu cực là không ai muốn nhưng phải đảm bảo tính minh bạch.

- Qua câu chuyện này, ông đánh giá như thế nào về quyền hạn của cơ quan quản lý chuyên ngành trong việc ban hành các quy định? Thách thức của ngành du lịch về giám sát xã hội hiện nay?

Thực tế, Tổng cục Du lịch chỉ cần đính chính làm rõ hơn quy định này theo hướng yêu cầu không tuyên truyền hình ảnh sai sự thật về tình hình dịch tại cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch. Bởi cơ quan quản lý chuyên ngành hoàn toàn có quyền đưa ra các văn bản quy định. Tuy nhiên, các văn bản do cơ quan này ban hành chỉ để làm rõ các quy định hiện hành của cơ quan cấp trên. Ở câu chuyện này, cấp có thẩm quyền cao hơn là Chính phủ đã có quy định cho phép người dân, du khách được tự do thông tin, do đó, Tổng cục Du lịch chỉ làm rõ như “thông tin, tuyên truyền hình ảnh chống dịch COVID-19 đảm bảo chính xác, đúng sự thật”, chứ không có quyền đi trái với quy định của cơ quan có thẩm quyền cấp trên.

p/Việc khuyến khích du khách công khai chia sẻ thông tin dịch bệnh trên tour và sau tour đầy đủ, chính xác, kịp thời, giúp Chính phủ chủ động phòng chống hiệu quả hơn.

Việc khuyến khích du khách công khai chia sẻ thông tin dịch bệnh trên tour và sau tour đầy đủ, chính xác, kịp thời, giúp Chính phủ chủ động phòng chống hiệu quả hơn.

- Không chỉ du khách, các doanh nghiệp cũng cho biết gặp khó khăn bởi những quy định thiếu khả thi như vậy, thưa ông?

Phải khẳng định, Tổng cục Du lịch không nên cấm và cũng không thể cấm du khách tự do thông tin. Thậm chí, còn cần khuyến khích du khách công khai chia sẻ thông tin dịch bệnh trên tour và sau tour một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời, giúp Chính phủ chủ động phòng chống hiệu quả hơn. Đồng thời, những thông tin giả, sai lệch, xuyên tạc, không chỉ cấm mà còn bị xử phạt theo pháp luật.

Để tránh tình trạng tương tự, phải xem xét lại quy trình khi ra văn bản quy định. Đối tượng chịu ảnh hưởng, tác động của quy định phải được lấy ý kiến, phải có tiếng nói của họ mà ở đây là các doanh nghiệp, du khách, phải có sự đóng góp ý kiến và đồng thuận thì quy định khi ban hành mới đi vào cuộc sống.

- Việc gỡ khó cho doanh nghiệp du lịch không chỉ nằm ở việc xem xét quy trình ban hành văn bản như ông vừa nói, giải pháp nào cần được đưa ra để hỗ trợ doanh nghiệp, vực dậy ngành du lịch trong bối cảnh hiện nay, thưa ông?

Tôi nhận thấy, những kiến nghị giải pháp của cơ quan quản lý ngành du lịch hiện mới chỉ loanh quanh “xin miễn thuế này, giảm phí kia” theo tôi những giải pháp này là rất cần nhưng đã nằm trong gói 62.000 tỷ đồng, doanh nghiệp du lịch cũng như các ngành sẽ đều nhận được.

Lúc này, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước, Tổng cục Du lịch cần chú trọng tới giải pháp ở tầm chiến lược, yêu cầu “biến nguy thành cơ” cho ngành du lịch. Giải quyết khó khăn ở thời điểm này không thể nhìn ngắn hạn, không thể đi theo tư duy cũ. Dịch bệnh COVID-19 đang là thời điểm bộc lộ những yếu điểm như quá phụ thuộc quá vào một số thị trường, phát triển chỉ nhìn vào số lượng mà chưa đi vào chất, sản phẩm “nghèo nàn”... Điều này là ngược với chính quan điểm chiến lược “phát triển sang chiều sâu” của ngành du lịch đã được Thủ tướng ban hành.

Do đó, chúng ta phải cơ cấu lại thị trường và các sản phẩm du lịch. Cụ thể, về thị trường du lịch của chúng ta hiện phụ thuộc quá lớn vào thị trường Bắc Á, có đến 60% cơ cấu khách từ thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc. Chiến lược mới của ngành du lịch đã nêu rõ, phát triển diện rộng sang chiều sâu, hướng tới các thị trường có cơ cấu chi tiêu lớn. Có thể vẫn là các thị trường đã có nhưng phải trọng tâm vào phân khúc cao cấp, không phải như tour 0 đồng thu lợi nhuận thấp mà lại gây áp lực cho hạ tầng, môi trường…

Bên cạnh đó, từ việc định vị được thị trường cao cấp là mục tiêu, chúng ta sẽ đưa ra được những sản phẩm phù hợp với phân khúc thị trường cao cấp này.

- Xin cảm ơn ông!

Ông Nguyễn Trùng Khánh - Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch:

Văn bản hướng dẫn việc chia sẻ thông tin dịch bệnh trên mạng xã hội "có chút sơ suất" do phải xây dựng văn bản trong tình trạng gấp gáp. Chính vì vậy, Tổng cục đã nhanh chóng ban hành quyết định y hủy bỏ điểm c, khoản 1, điều 4 trong Quyết định 473 ngày 29/4, quy định khách du lịch, khách sử dụng dịch vụ du lịch và khách đến liên hệ, làm việc với cơ sở kinh doanh du lịch không chia sẻ, đưa tin, đăng bài trên mạng xã hội, phương tiện truyền thông về tình hình dịch tại cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch.

LS Lưu Vũ Anh - Văn phòng LS Tinh Hoa Việt, Đoàn LS Hà Nội:

Quyết định 473 còn quy định du khách cũng không được chia sẻ, đưa tin, đăng bài trên mạng xã hội, phương tiện truyền thông về tình hình dịch tại cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch. Quy định này đi ngược với tinh thần chỉ đạo chung của Chính phủ trong công khai thông tin về dịch COVID-19, trái với quyền tự do thông tin và được thông tin đã mặc định trong Hiến Pháp Việt Nam 2013 và Luật Tiếp cận Thông tin (hiệu lực từ 01/7/2018).

Tổng cục Du lịch là cơ quan quản lí chuyên ngành về du lịch đang ra phải là một đơn vị hiểu rõ nhất ngành du lịch đang cần điều gì thì lại ban hành một quy định vừa trái luật vừa thể hiện sự hạn chế về chuyên môn. Sự việc trên mặc dù chưa gây hậu quả nhưng báo động tình trạng ban hành văn bản hướng dẫn chuyên ngành thiếu chuyên nghiệp và sai quy trình.

Có thể bạn quan tâm

  • Giảm 20 – 50% phí, lệ phí trong lĩnh vực xây dựng, du lịch, tài nguyên nước

    Giảm 20 – 50% phí, lệ phí trong lĩnh vực xây dựng, du lịch, tài nguyên nước

    17:15, 05/05/2020

  • Khôi phục du lịch Đà Nẵng: Trông chờ vào khách nội

    Khôi phục du lịch Đà Nẵng: Trông chờ vào khách nội

    11:30, 05/05/2020

  • Nhiều điểm đến đón khách trở lại, du lịch nội địa ấm dần

    Nhiều điểm đến đón khách trở lại, du lịch nội địa ấm dần

    17:22, 04/05/2020

  • Không cần đến 6 tháng, bất động sản du lịch Việt Nam đang hồi phục mạnh mẽ

    Không cần đến 6 tháng, bất động sản du lịch Việt Nam đang hồi phục mạnh mẽ

    17:15, 04/05/2020

  • Du lịch An Giang: Tín hiệu phục hồi sau dịch

    Du lịch An Giang: Tín hiệu phục hồi sau dịch

    11:18, 04/05/2020

  • Du lịch Sapa sớm khởi sắc trở lại hậu dịch COVID-19

    Du lịch Sapa sớm khởi sắc trở lại hậu dịch COVID-19

    11:51, 03/05/2020

  • Du lịch Quảng Ninh: Cơ hội tái cơ cấu

    Du lịch Quảng Ninh: Cơ hội tái cơ cấu

    06:00, 29/04/2020

  • Đề xuất gói 150.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp du lịch

    Đề xuất gói 150.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp du lịch "vượt khó”

    17:20, 28/04/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Quyết định “ngược” của ngành du lịch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO