Quyết liệt thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản

DIỆU HOA 23/11/2023 20:30

Thủ tướng vừa ký công điện về việc tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng, thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản.

>>Vì đâu ngân hàng “đại hạ giá” bất động sản nhưng vẫn ế?

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 1177/CĐ-TTg ngày 23/11/2023 về việc tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng, thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản hiệu quả, an toàn, lành mạnh, bền vững.

Thủ tướng yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường bất động sản. Ảnh: DH

Thủ tướng yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường bất động sản. Ảnh: LV

Tại công điện, Thủ tướng giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan liên quan rà soát, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) để Quốc hội khóa XV xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 6.

Đồng thời, chủ động xây dựng dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các Luật nêu trên ngay sau khi được Quốc hội thông qua, trình cấp có thẩm quyền xem xét ban hành, bảo đảm có hiệu lực đồng thời với quy định của Luật.

Tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm Tổ trưởng Tổ Công tác của Thủ tướng Chính phủ, chủ động, tích cực triển khai hoạt động Tổ Công tác quyết liệt hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa, toàn diện hơn nữa, kịp thời hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn vướng mắc để hoàn thiện pháp lý các dự án, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án bất động sản, nhất là các dự án nhà ở, khu đô thị, khu công nghiệp lớn, có tính lan tỏa, có tính khả thi khi tháo gỡ được khó khăn, vướng mắc.

Đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra việc giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến dự án bất động sản, kịp thời hướng dẫn các vướng mắc và kiên quyết xử lý các trường hợp gây khó khăn, phiền hà, xử lý lòng vòng gây chậm trễ trong giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp.

Đặc biệt, theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường bất động sản, chủ động, kịp thời phản ứng chính sách hoặc tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền có chính sách phù hợp, kịp thời, hiệu quả để thúc đẩy phát triển thị trường; Chỉ đạo các địa phương theo dõi chặt chẽ tình hình các dự án, tiến độ triển khai, giải ngân vốn, các vướng mắc, khó khăn để kịp thời phối hợp với các bộ, cơ quan hướng dẫn, giải quyết và tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng cũng giao Bộ Xây dựng tiếp tục theo dõi, chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, thúc đẩy mạnh hơn việc thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030"; khẩn trương báo cáo kết quả thực hiện trong tháng 11 này.

>>Thêm phương án thẩm định dự án bất động sản cho ngân hàng

Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc giải quyết các thủ tục xác định giá đất cho các dự án bất động sản

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi), tháo gỡ được vướng mắc, khó khăn từ thực tế và đồng bộ với dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

Kịp thời hướng dẫn các địa phương giải quyết các vướng mắc liên quan đến giao đất, cho thuê đất, nhất là xác định giá đất, quản lý, sử dụng đất. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc giải quyết các thủ tục xác định giá đất cho các dự án bất động sản, kịp thời phát hiện, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp gây khó khăn, phiền hà, xử lý lòng vòng làm chậm trễ và có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước khẩn trương báo cáo Thủ tướng trong tháng 11/2023 về kết quả triển khai thực hiện chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại chung cư.

Đồng thời, Thủ tướng cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm, kịp thời những ngân hàng thương mại đưa thêm các điều kiện yêu cầu không khả thi, không đúng quy định, gây khó khăn, phiền hà cho việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của doanh nghiệp, dự án bất động sản và người mua nhà.

Cùng với sự chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ, các chuyên gia và doanh nghiệp kỳ vọng, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản cuối 2023 sớm được thông qua và có hiệu lực sẽ tạo nền tảng, thúc đẩy thị trường hồi phục và phát triển bền vững.

Tuy nhiên, Quốc hội vừa quyết định chưa thông qua Luật Đất đai trong kỳ họp thứ 6 này. Toàn bộ dự thảo Luật cần thêm thời gian để bảo đảm chất lượng tốt nhất có thể.

Trong khi đó, về một số vấn đề lớn xin ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trường hợp Luật Nhà ở (sửa đổi) được thông qua tại kỳ họp thứ 6, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đề nghị thống nhất ngày có hiệu lực của Luật Nhà ở và Luật Đất đai là từ ngày 1/1/2025.

Có thể bạn quan tâm

  • Bức tranh đầu tư bất động sản Việt Nam sẽ ra sao trong 2 năm tới?

    Bức tranh đầu tư bất động sản Việt Nam sẽ ra sao trong 2 năm tới?

    16:29, 23/11/2023

  • Vì đâu ngân hàng “đại hạ giá” bất động sản nhưng vẫn ế?

    Vì đâu ngân hàng “đại hạ giá” bất động sản nhưng vẫn ế?

    13:00, 23/11/2023

  • Thêm phương án thẩm định dự án bất động sản cho ngân hàng

    Thêm phương án thẩm định dự án bất động sản cho ngân hàng

    03:00, 23/11/2023

  • Thị trường bất động sản tiếp tục

    Thị trường bất động sản tiếp tục "vướng" khi áp dụng Thông tư 06/2023

    03:00, 22/11/2023

  • Bất động sản công nghiệp hút nhà đầu tư ngoại

    Bất động sản công nghiệp hút nhà đầu tư ngoại

    01:00, 22/11/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Quyết liệt thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO