Vụ cháy nhà máy của CTCP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (Rạng Đông) không chỉ tác động tiêu cực đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mà đến cả người dân xung quanh.
Theo Rạng Đông, vụ hỏa hoạn nói trên đã gây ra thiệt hại đối với tài sản của doanh nghiệp này ước tính khoảng 150 tỷ đồng, tương đương dưới 5% tài sản doanh nghiệp.
Giai đoạn “sáng” như bóng đèn
Hơn 60 năm hoạt động, Rạng Đông là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực bóng đèn, phích nước ở Việt Nam. Khi người Việt vẫn còn chưa quen với các thương hiệu bóng đèn khác như Điện Quang, Phillips, Panasonic, Osram…, thì bóng đèn được người Việt sử dụng gần như gắn với Rạng Đông.
Rạng Đông cũng gắn với phích nước, ngoài ra còn có chăn con công trên nền hoa đỏ- 2 hình mẫu biểu tượng của quà tặng quý giá cho các đám cưới, mừng nhà mới…của người Việt ở thời bao cấp.
Vì vậy, Rạng Đông không chỉ đơn thuần là một doanh nghiệp kinh doanh, còn là một thương hiệu Việt giữ được tình cảm ấm áp trong ký ức của bao thế hệ.
Có thể bạn quan tâm
19:33, 04/09/2019
06:05, 03/09/2019
11:11, 01/09/2019
11:00, 31/08/2019
18:52, 30/08/2019
01:24, 30/08/2019
16:46, 29/08/2019
Vụ hỏa hoạn vừa qua của Rạng Đông không chỉ là một tai nạn của doanh nghiệp, mà còn là khủng hoảng của một thương hiệu hiếm hoi vẫn tồn tại, bất chấp sức ép của các dòng sản phẩm ngoại nhập.
Trước cơn hỏa hoạn xảy ra, Rạng Đông có các chỉ số kinh doanh khá ổn định. Đây có lẽ cũng là doanh nghiệp hiếm trên sàn giữ nguyên năng lực kinh doanh lõi từ lúc ra đời cho đến trưởng thành, niêm yết. Cổ phiếu RAL của Rạng Đông 1 tuần trước hỏa hoạn vẫn trên mức 87.000đ/cp; dù chỉ là cổ phiếu mid-cap, nhưng thị giá vượt xa so với nhiều bluchips ở top 50 trên sàn HoSE. Hay so cùng ngành, có vốn điều lệ gấp 3 lần so với RAL, thị giá DQC của Điện Quang cùng thời điểm chỉ ở quanh 20.000đ/cp…
Thời hậu “bà hỏa” viếng thăm
Tại thời điểm 30/6, giá trị hàng tồn kho của Rạng Đông hơn 1.069 tỷ đồng, chiếm 38% tổng tài sản doanh nghiệp. Tuy Rạng Đông không công bố chi tiết số liệu hàng tồn kho, nhưng theo thông báo của doanh nghiệp này, số lượng sản phẩm bị thiệt hại trong hỏa hoạn gồm: 480.000 bóng đèn huỳnh quang, 2 triệu sản phẩm đèn tròn công suất thấp, 1,6 triệu bóng đèn HQ Compact. Mức thiệt hại này đã xóa sạch lợi nhuận của Rạng Đông trong 6 tháng đầu năm nay.
Theo kế hoạch kinh doanh 2019, Rạng Đông đặt chỉ tiêu 3.620 tỷ đồng doanh thu và 204 tỷ đồng lợi nhuận trước thế. Trong trường hợp Rạng Đông sớm ổn định sản xuất sau hỏa hoạn và được bồi thường bảo hiểm, thì lợi nhuận âm cùng tổng tài sản bị thiệt hại sẽ được bù đắp trở lại, dù chậm.
Nhưng ngay cả khi giả định mọi việc “xuôi chèo mát mái” như vậy, Rạng Đông vẫn sẽ phải đối mặt với 2 vấn đề lớn:
Thứ nhất dù Rạng Đông đã khẳng định không sử dụng thủy ngân trong sản xuất, song các cơ quan chức năng vẫn chưa có kết luận chính thức về việc này.
Tùy thuộc vào đánh giá tác động này và thậm chí các diễn biến tác động bất ngờ trong tương lai, Rạng Đông có còn giữ được sự gần gũi của một thương hiệu Việt danh tiếng hay sẽ thực sự chỉ còn trong ký ức?.
Đáng chú ý, hỏa hoạn cháy nổ thực sự không nằm trong “kịch bản” dự phòng của Rạng Đông. Do đó, Rạng Đông chưa tính toán đủ khả năng và dự phòng nguồn lực để xử lý rủi ro này.
Thứ hai, nhà máy của Rạng Đông ở Hạ Đình, Hà Nội nằm trên diện tích “đất vàng” tập trung rất đông dân cư. Sau vụ hỏa hoạn, doanh nghiệp này chắc chắn không sớm thì muộn, sẽ phải tính đến phương án di dời nhà máy. Bán “đất vàng”, hay quy đổi diện tích ra ngoài vùng ngoại ô hoặc thuê mở nhà máy ở một KCN nào đó như Nhà máy 2… Các phương án này đều sẽ đòi hỏi Lãnh đạo Rạng Đông phải tính toán lại các tầm nhìn/ giai đoạn sản xuất kinh doanh bao gồm hạ tầng cơ sở, kho vận, vận hành đến phân phối và những mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.
Áp lực cạnh tranh thị trường bóng đèn Theo thống kê của CTCP Chứng khoán Tân Việt (TVSI), Rạng Đông hiện đang nắm giữ tới 85% thị phần, tuy nhiên mặt hàng này chỉ đóng góp hơn 20% doanh thu cho doanh nghiệp này. Trong khi đó, so găng cùng Rạng Đông trên thị trường bóng đèn Việt Nam là Điện Quang- đây là 2 trong 3 doanh nghiệp bóng đèn lớn nhất Việt Nam. Thị trường bóng đèn Việt Nam với LED chủ lực được dự báo sẽ đạt tăng trưởng tới 18% trong giai đoạn 2018-2023. Đẩy mạnh phát triển sản phẩm này, Rạng Đông đã đặt mục tiêu doanh thu từ đèn LED tăng tới 40% trong năm nay và nâng thị phần từ 10% lên 20-30%. Rõ ràng kế hoạch này đã “cháy” cùng vụ hỏa hoạn vừa qua, hoặc ít nhất cũng khiến doanh nghiệp này khó tăng tốc. Đối với Điện Quang, đây chính là thời cơ để vượt lên. Điện Quang hiện đang xây nhà máy 600 tỷ đồng để nâng công suất sản xuất đèn LED. Đáng chú ý, thị trường đèn LED tuy có tăng trưởng tốt nhưng không hề “dễ ăn”, khi có tới 60% thị phần là sản phẩm nhập từ Trung Quốc. Cạnh tranh với các sản phẩm ngoại nhập từ Trung Quốc, ở cùng phân khúc giá trung bình sẽ là một cuộc đối đầu không dễ chịu. Cùng với kế hoạch đầu tư các nhà xưởng, tập trung đẩy mạnh phân phối và thương mại điện tử, chi phí bán háng của các doanh nghiệp đèn LED nói chung sẽ phải chấp nhận tăng, đồng nghĩa giảm biên lợi nhuận. Không chỉ Rạng Đông đang đối mặt với khủng hoảng hậu cháy nổ, mà các doanh nghiệp khác cùng ngành về lâu dài đều phải cắt giảm chi phí hoạt động, tối ưu quy trình hoạt động, nâng cao hiệu quả tự động hóa sản xuất, và chủ động nguyên liệu đầu vào. Đồng thời, các doanh nghiệp này cần rà soát, giảm thiểu tối đa mọi rủi ro trong sản xuất, nhất là vấn đề bảo vệ môi trường. |