Công cuộc mở cửa trở lại ở nhiều nền kinh có vẻ mang tính tâm lý nhiều hơn khi nhìn vào thực trạng hiện tại.
Chỉ một số khu vực hoặc một số quốc gia khôi phục kinh tế là chưa đủ để công cuộc tái mở cửa kinh tế thế giới thành công.
Không chỉ là COVID-19
Trung Quốc - “công xưởng thế giới’ đã mất đà tăng trưởng liên tục trong hơn 1 năm qua do ảnh hưởng của các biện pháp nghiêm ngặt để đẩy lùi đại dịch COVID-19. Hàng loạt nhà máy ở Thâm Quyến, Chiết Giang, Vũ Hán… chưa thể trở lại trạng thái bình thường. Trong khi đó, những cảng biển đầu mối ở miền Đông Trung Quốc đang vật lộn với tình trạng tắc nghẽn chưa từng thấy trong lịch sử do phát sinh ổ dịch mới, thời tiết khắc nghiệt và nhu cầu nhập khẩu tăng cao từ Mỹ.
Bên cạnh COVID-19, khủng hoảng thiếu chất bán dẫn, chip vẫn chưa được giải quyết. Phần lớn hoạt động này diễn ra ở Châu Á, kể cả Mỹ - chiếm 47% doanh số bán chip toàn cầu nhưng chỉ chủ động được 12% trong nước. Khủng hoảng chip tác động dây chuyền đến hầu hết các ngành công nghiệp ô tô, điện tử, thiết bị máy móc…
Đặc biệt, tắc nghẽn logictics, suy giảm sức sản xuất quy mô lớn khiến giá 24 loại hàng hoá nguyên liệu thô chính trên toàn cầu đã tăng 29,28% kể từ đầu năm đến nay. Đây là hiện tượng chưa từng xảy ra kể từ năm 1970.
Kết quả, Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ở các nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan giảm từ 0,3 - 1,2 điểm, trong đó PMI Việt Nam giảm sâu nhất trong tháng 7 xuống 40,2 điểm.
Hai vấn đề cần tháo gỡ
Nhiều chuyên gia cho rằng, để tháo gỡ những khó khăn, thách thức nói trên, trước hết cần thu hẹp khoảng cách tỷ lệ tiêm vaccine ở các nước giàu và nước đang phát triển. Bởi vì mở cửa theo “luồng vaccine”, “hộ chiếu sức khỏe điện tử” chỉ giới hạn phạm vi kinh tế rất hẹp. Trong khi những nước đang phát triển ở Đông Nam Á và Ấn Độ chính là nơi cung cấp nguyên liệu thô, xưởng sản xuất cho các nền kinh tế phát triển. Nói cách khác, mở cửa kinh tế khó được như ý muốn nếu không có sự tham gia của các nền kinh tế mới nổi.
Dù đạt được tỷ lệ tiêm chủng rất cao, mở cửa sớm nhất nhưng lượng khách du lịch Mỹ vào Pháp, Anh giảm tới 85%, trên toàn Châu Âu giảm đều 60%. Điều này càng chứng minh chỉ một số khu vực hoặc một vài quốc gia khôi phục là chưa đủ để cho rằng công cuộc tái mở cửa kinh tế thế giới thành công.
Trên thực tế, các nước giàu vẫn gom vaccine ưu tiên tiêm chủng tăng cường mũi 3 trong nước, trong khi Châu Phi, Đông Nam Á, Nam Á đang khan hiếm vaccine vô cùng. Ông Mike Ryan- Giám đốc điều hành Chương trình y tế khẩn cấp của WHO nói: “Chúng ta sẽ nhìn lại việc này trong giận dữ và xấu hổ”.
Tiếp đến, giải quyết mối bất đồng giữa hai trục kinh tế lớn và quan trọng nhất thế giới Mỹ - Trung. Ví dụ, khủng hoảng chip chưa biết khi nào giải quyết được nếu hai quốc gia này quyết định “từ mặt nhau”. Sự đổ vỡ mối quan hệ này là biểu hiện điển hình của đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu.
Có thể bạn quan tâm
Cơ sở để IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu lên 6,4% năm 2021?
10:22, 07/04/2021
Dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu 2021 lên 5,5%
00:36, 30/01/2021
"Cách mạng số" là cơ hội để Việt Nam định vị lại mình trong nền kinh tế toàn cầu
11:16, 28/07/2020
Bất ổn kinh tế toàn cầu Kỳ II: Kịch bản nào nửa cuối năm 2020?
14:00, 01/07/2020