Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đề nghị sửa một loạt thông tư để khơi thông tín dụng BĐS.
Nhiều ý kiến lo ngại, Thông tư số 06/2023/TT-NHNN có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/9/2023 sẽ giống như dựng thêm “rào chắn”, khiến việc tiếp cận tín dụng khó khăn hơn so với trước đây.
>>>“Rào chắn” mới với bất động sản
Thông tư 06/2023/TT-NHNN đã bổ sung thêm 4 trường hợp khiến khách hàng có nhu cầu vốn không được cho vay tín dụng. Một số quy định chưa phù hợp với thực tế và không đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với một số quy định pháp luật khác.
Có thể thấy, việc tiếp cận vốn tín dụng là cần thiết để vượt qua khó khăn trong thời điểm hiện nay, khi thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang đối mặt với nhiều thách thức.
Thông tư 06 đặt ra thêm "rào chắn" khiến cho việc tiếp cận tín dụng trở nên khó khăn hơn so với trước đây, bởi đã quy định tăng số lượng trường hợp mà tổ chức tín dụng không được được cho vay, từ 6 lên 10 trường hợp.
Trong số đó, khoản 8, 9 và 10 đã gây khó khăn đối với một số doanh nghiệp trong các lĩnh vực kinh tế, bao gồm doanh nghiệp BĐS, người mua nhà và nhà đầu tư BĐS khiến việc tiếp cận tín dụng trở nên khó khăn.
Từ những lo ngại trên, cần sửa đổi và bổ sung một số quy định của Thông tư số 06. Cụ thể, những bất cập của khoản 8 khi quy định các tổ chức tín dụng không được cho vay (để thanh toán tiền góp vốn, mua, nhận chuyển nhượng phần vốn góp của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; góp vốn, mua, nhận chuyển nhượng cổ phần của công ty cổ phần chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom) không phù hợp thực tế, không đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất với khoản 2 Điều 5 Nghị định số 153/2020/NĐ-CP Quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.
Bên cạnh đó, việc cá nhân và pháp nhân góp vốn theo hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác đầu tư hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh tại mọi giai đoạn thực hiện dự án là hợp pháp. Do đó, NHNN cần xem xét cho phép các tổ chức tín dụng có thể cho vay để góp vốn theo các loại hợp đồng trên và đồng thời phải tuân thủ quy định về tài sản bảo đảm theo luật tín dụng.
Tuy nhiên, để kiểm soát rủi ro, đề nghị NHNN quy định rõ ràng và cụ thể việc cho vay dựa trên tình trạng pháp lý của từng dự án. Ngoài ra, đề nghị xem xét gia hạn thêm 12 tháng cho quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho cho vay trung hạn và dài hạn đến ngày 1/10/2024. Điều này nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng thực hiện Nghị quyết 97/2023 của Chính phủ.
Cùng với đó, đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 9 Điều 8 của Thông tư 39/2016/TT-NHNN. Cụ thể, cho phép thanh toán tiền góp vốn theo hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác đầu tư hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh để thực hiện dự án đầu tư trong trường hợp dự án không đủ điều kiện đưa vào kinh doanh theo quy định pháp luật tại thời điểm tổ chức tín dụng quyết định cho vay, trừ trường hợp dự án đã có đầy đủ pháp lý hoặc sử dụng đất đã có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc đã được cấp giấy phép xây dựng.
Ngoài ra, đề nghị xem xét gia hạn thêm 12 tháng đối với quy định của khoản 10 Điều 8 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, liên quan đến chi phí phát sinh trong thời hạn dưới 12 tháng.
Có thể bạn quan tâm
Khơi thông tín dụng bất động sản
03:25, 10/07/2023
Tháo gỡ khó khăn cho tín dụng bất động sản
05:00, 03/07/2023
Mở rộng room tín dụng bất động sản
05:00, 24/12/2022
Cần triển khai cả tín dụng bất động sản cùng tái cơ cấu trái phiếu doanh nghiệp
11:30, 18/02/2023
Tín dụng bất động sản: “Ném chuột đừng để vỡ bình”
12:30, 12/08/2022