“Rộng cửa” đón FDI vào bất động sản du lịch

Diendandoanhnghiep.vn Việc xác định rõ những vướng mắc với nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với bất động sản (BĐS) du lịch Việt Nam và cả những thách thức mới trong giai đoạn hiện nay đang là yêu cầu cấp thiết.

>>> Vướng mắc của bất động sản du lịch vẫn chờ tháo gỡ

>>> Cấp thiết hoàn thiện chính sách, pháp luật cho bất động sản du lịch

Trao đổi với DĐDN, TS. Phan Hữu Thắng – Nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT cho rằng, thu hút FDI vào lĩnh vực BĐS du lịch có ý nghĩa lan tỏa thúc đẩy các ngành du lịch, BĐS và cả nền kinh tế.

- Thực tế, việc FDI vào BĐS du lịch đã có một thời gian “mất điểm” ở nhiều địa phương, thưa ông?

Do nhu cầu vốn của các địa phương để xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, nhiều dự án FDI chưa được lựa chọn kỹ đã được cấp phép đầu tư (trong giai đoạn sau này còn có những dự án được cấp phép vào các vùng nhạy cảm về an ninh, quốc phòng), đặc biệt trong giai đoạn các năm 2001 - 2010. Giai đoạn này đã có sự “bùng nổ” của các dự án du lịch, nghỉ dưỡng FDI quy mô lớn từ vài trăm triệu đến vài tỷ USD nhưng phần lớn lại là các dự án “treo”.

Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận được vai trò và đóng góp của FDI đầu tư vào lĩnh vực BĐS du lịch nghỉ dưỡng. Đây là nguồn vốn có mặt sớm nhất tại Việt Nam ngay sau khi Việt Nam ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vào tháng 12/1987.

Nguồn vốn này đã giúp Việt Nam ngay trong những năm đầu khó khăn khi mới mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt, trong đó đã hình thành được một cơ sở hạ tầng du lịch nghỉ dưỡng cao cấp với một loạt các khách sạn 5 sao tại Hà Nội và TP.HCM như Metropole, Melia, Daewoo...

- Cùng với việc tác động của đại dịch, FDI vào BĐS du lịch đang phải đối diện những thách thức mới gì, thưa ông?

Thị trường BĐS du lịch nghỉ dưỡng hiện nay đã bộc lộ hai thách thức mới đối với các nhà đầu tư quốc tế: Thứ nhất, thiếu khung pháp luật cho BĐS du lịch nghỉ dưỡng. Các nhà đầu tư FDI vào BĐS du lịch nghỉ dưỡng đã không tính hết đến đặc thù của quá trình phát triển nhanh của nền kinh tế Việt Nam trong hơn 1 thập kỷ qua như hệ thống luật pháp chính sách không theo kịp tốc độ phát triển của lĩnh vực BĐS (như Luật Đất đai, Luật Kinh doanh BĐS...). Các doanh nghiệp đã tạo ra các sản phẩm du lịch mới với các phương thức kinh doanh mới (Condotel...) nhằm mục đích thu được lợi nhuận cao.

Thứ hai, hơn 1 thập kỷ gần đây, thị trường BĐS du lịch Việt Nam đã bùng nổ với vai trò của các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam như: Vingroup, Sungroup, FLC... với nhiều loại sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng đa dạng, phong phú và đạt đẳng cấp quốc tế. Đây cũng là những thách thức không nhỏ với các nhà đầu tư nước ngoài.

 Bất động sản vẫn là một trong những lĩnh vực ngày càng thu hút vốn đầu tư nước ngoài.br class=

Bất động sản vẫn là một trong những lĩnh vực ngày càng thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài.

- Quốc hội đang chuẩn bị cho dự án tổng thể, một luật sửa nhiều luật. Việc sửa luật lần này cần quan tâm đến thu hút nguồn vốn FDI, trong đó có BĐS du lịch, thưa ông?

Bước vào giai đoạn phát triển mới, thế giới đầy biến động và thách thức bởi đại dịch, của cạnh tranh chiến lược, canh tranh thương mại giữa các nước lớn... đòi hỏi việc thu hút FDI vào Việt Nam phải được thực hiện theo định hướng mới nhằm nâng cao hiệu quả (Nghị Quyết 50/2019 của Bộ Chính trị “về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030”).

Theo đó cũng đòi hỏi các dự án BĐS du lịch nghỉ dưỡng có vốn FDI phải đạt được các yêu cầu cao hơn về chất lượng dự án (công nghệ quản lý, dịch vụ), có tác động thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển hiệu quả, bền vững, đảm bảo an ninh quốc gia.

Ngoài ra các vấn đề như thủ tục hành chính trong cấp các loại giấy phép đầu tư BĐS du lịch vẫn là một mối quan tâm, quan ngại của các nhà đầu tư nước ngoài: từ cấp giấy chứng nhận đầu tư, đến giấp phép xây dựng, thu đổi ngoại tệ, kinh doanh các dịch vụ khác như bán rượu, sauna-matsa...

Tiềm năng phát triển BĐS du lịch nghỉ dưỡng của Việt Nam còn rất lớn nhưng chưa có khung pháp luật phù hợp. Đơn cử như loại hình Condotel rất cần phải có những thay đổi. Ngoài ra, cũng cần có những quy định chặt chẽ trong quy hoạch để không được băm nát, xé lẻ các khu du dịch.

- Xin cảm ơn ông!

Ông Nguyễn Mạnh Khởi - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường BĐS (Bộ Xây dựng):

Từ năm 2015 trở về trước, ở Việt Nam không phải chưa từng xuất hiện hình thức BĐS du lịch, mà chúng ta chưa từng thực sự đặt BĐS du lịch song song với các mô hình BĐS khác để phát triển. Việc xác định khái niệm BĐS du lịch là vô cùng cần thiết để có thể nắm được trong hệ thống pháp luật hiện nay, việc điều chỉnh loại hình BĐS này đã có chưa, và nếu chưa có thì thiếu ở chỗ nào để có thể đề xuất chỉnh sửa, bổ sung.

Ông Neil MacGregor - Tổng giám đốc Savills Việt Nam:

Việt Nam đã và đang là một điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư BĐS trên thế giới. Không chỉ có BĐS công nghiệp mà cả BĐS nhà ở, BĐS nghỉ dưỡng, BĐS sức khoẻ… BĐS nghỉ dưỡng, khách sạn mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch, nhưng đây cũng là phân khúc mà các nhà đầu tư thông minh có khả năng tìm thấy cơ hội hiếm có để gia nhập vào thị trường BĐS tại Việt Nam, đặc biệt là ở Phú Quốc, Nha Trang, Bình Thuận, hay Bà Rịa-Vũng Tàu.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Rộng cửa” đón FDI vào bất động sản du lịch tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714162805 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714162805 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10