Doanh nghiệp cần cảnh giác để tránh rủi ro khi giao dịch thương mại điện tử

Diendandoanhnghiep.vn Các doanh nghiệp khi thực hiện giao dịch thương mại điện tử với đối tác phải “cảnh giác” với những email không ghi rõ tên cơ quan hoặc doanh nghiệp của mình.

Đó là chia sẻ của ông Phan Trọng Đạt, Phó Tổng thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), Phó Giám đốc thường trực Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) tại Hội thảo “Thương mại điện tử và những vấn đề pháp lý quan trọng”, trong khuôn khổ Chương trình Hội chợ quốc tế Việt Nam - VIETNAM EXPO lần thứ 30, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tổ chức ngày 15/4.

Ông Phan Trọng Đạt, Phó Tổng thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), Phó Giám đốc thường trực Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC)

Ông Phan Trọng Đạt, Phó Tổng thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), Phó Giám đốc thường trực Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC). Ảnh: NV

"Canh chừng" rủi ro với “ký ảo”

Có một điểm những người hoạt động trong lĩnh vực kinh sẽ nhận thấy, đó là các bên cạnh rủi ro trong thương mại truyền thống, thì hiện nay còn có thêm rủi ro thương mại điện tử. Theo ông Đạt, mức độ rủi ro thương mại điện tử ngày càng nhiều lên, bởi đây là hình thức hoạt động xuyên biên giới, xuyên không gian, xuyên thời gian khi “mưa gió, tắc đường” không ảnh hưởng vì chỉ ngồi một chỗ "bấm nút" là có ngay các giao dịch.

Tuy nhiên, trước khi nghĩ đến lợi nhuận thì doanh nghiệp Việt cũng cần “canh chừng” những rủi ro có thể xảy ra. Khi chủ doanh nghiệp tự học hoặc tự trang bị kiến thức pháp luật về hợp đồng, tranh chấp hợp đồng truyền thống từ trước đến nay, đó là giữa 2 bên “ký tươi”, tức là gặp trực tiếp thì vẫn không được “lơ là”. Nhưng sẽ phải tìm hiểu thêm về “ký ảo” sẽ xảy ra vấn đề gì.

Ông Đạt dẫn chứng lại một câu chuyện cách đây khoảng 20 năm về trước. Thời điểm đó thương mại điện tử chưa phát triển nhưng cũng đã có sự “lĩnh hội”, đó là 2 bên gặp gỡ qua một sàn giao dịch. Một doanh nghiệp Việt Nam có “cung” là bột sắn gặp được bên “cầu” là một doanh nghiệp của Anh. Hai bên trao đổi rất ‘tâm đầu ý hợp”, trên tinh thần không “lừa đảo” nhau.

Thương vụ hợp đồng đã ký, hàng đã giao, nhưng cuối cùng giữa hai bên lại xảy ra một vụ tranh chấp về chất lượng hàng. Doanh nghiệp Việt thì nghĩ hợp đồng này là cung cấp bột sắn, nhưng phía đối tác lại muốn mua tinh bột sắn. Tức là họ muốn mua để sản xuất ra giấy mà không phải bột sắn để làm thức ăn cho gia súc. Sau khi giải quyết tranh chấp, bên thắng là phía nước ngoài và doanh nghiệp Việt Nam phải trả lại tiền hàng cho đối tác.

Kể lại câu chuyện này, ông Đạt muốn nói đây là một phần của thương mại điện tử. Hai bên đã “tìm thấy nhau” qua sàn, sau đó giao dịch chủ yếu bằng email. Việc làm này rất bình thường, nhưng tranh chấp đã xảy ra khi phía đối tác bất ngờ vì nhận phải hàng mà mình không mong muốn.

Theo dõi “chặt” email

Để không bị thua thiệt khi giao dịch bằng phương thức thương mại điện tử, theo ông Đạt, doanh nghiệp Việt  phải luôn theo dõi “chặt” các email của đối tác gửi đến. Kinh nghiệm được các chuyên gia “đúc kết”, khi thấy bạn hàng giới thiệu một email có đuôi địa chỉ gmail, yahoo, hotmail...thì phải luôn đặt “dấu chấm hỏi” nếu đối tác khẳng định mình là doanh nghiệp uy tín.

Bà Trần Thị Thanh Tâm, Phó Giám đốc trung tâm Hỗ trợ DNNVV (VCCI). Ảnh: NV

Bà Trần Thị Thanh Tâm, Phó Giám đốc trung tâm Hỗ trợ DNNVV (VCCI). Ảnh: NV

“Tại sao lại không có địa chỉ của chính danh nghiệp mình? Thường email sẽ có đuôi tên cơ quan hoặc công ty. Việc này không có gì khó khăn với doanh nghiệp, nếu thấy đối tác không ghi rõ tên doanh nghiệp hay cơ quan thì phải thận trọng, đây là một điểm nhỏ để nghi ngờ đối tác không trung thực”, ông Đạt nói.

Ngoài ra, trong quá trình giao dịch, ký kết hợp đồng có thể vẫn diễn ra bình thường. Nhưng khi đối tác “nhắc” chuyển tiền thì lại nhắn vào một email khác. Lúc này, theo ông Đạt, dấu hỏi đặt ra cho đối tác là rất lớn. 

"Nếu gặp tình huống này, cho dù thế nào doanh nghiệp cũng phải “delay” (chậm chễ) việc chuyển tiền. Không biết thật giả ra sao, nhưng xác xuất giả thường rất cao. “Việc chậm trả tiền một vài tháng không có vấn đề gì lớn cả”, ông Đạt gợi ý.

Theo bà Trần Thị Thanh Tâm, Phó Giám đốc trung tâm Hỗ trợ DNNVV (VCCI), với xu thế chiếm lĩnh của công nghệ trong kỷ nguyên số hóa và làm biến đổi các kết cấu hạ tầng xã hội và nền kinh tế toàn cầu, tác động toàn diện tới mọi mặt của đời sống xã hội, các doanh nghiệp cần làm chủ nhiều kênh tương tác khác nhau và lựa chọn các đối tượng phục vụ cho riêng mình, bởi thương mại điện tử và Internet sẽ làm thay đổi toàn diện các phương thức hoạt động kinh doanh.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp cần cảnh giác để tránh rủi ro khi giao dịch thương mại điện tử tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713571787 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713571787 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10