Sản phẩm sát nhu cầu khách quốc tế

Diendandoanhnghiep.vn Ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho rằng, các địa phương và doanh nghiệp cần tập trung làm mới sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu, thị hiếu mới của khách sau đại dịch.

>> Du lịch cần tạo đột phá để thu hút khách quốc tế

fdf

Ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch.

“Chìa khóa” để thu hút khách du lịch quốc tế những tháng cuối năm chính là thúc đẩy liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp và địa phương nhằm phát huy thế mạnh mỗi bên tạo sức mạnh tổng lực cho toàn ngành.

- Theo thống kê của các doanh nghiệp lữ hành chuyên đón khách quốc tế, sau 5 tháng mở cửa du lịch, đến nay lượng khách quốc tế đến Việt Nam vẫn chưa đạt như kỳ vọng. Ông có nhìn nhận ra sao về kết quả này?

Từ khi Chính phủ cho phép mở cửa hoàn toàn hoạt động du lịch từ 15/3/2022 sau thời gian thí điểm, du lịch Việt Nam đã tái khởi động thành công theo tinh thần Nghị quyết 128 “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” với sự vào cuộc mạnh mẽ của các địa phương, doanh nghiệp.

Du lịch Việt Nam đã phục hồi khả quan sau hai năm bị đóng băng vì COVID-19. Sau 7 tháng đầu năm 2022, toàn ngành đã phục vụ 71,8 triệu lượt khách du lịch nội địa, đón 733.400 lượt khách quốc tế, tổng thu đạt 316.000 tỷ đồng, khoảng 90% cơ sở lưu trú du lịch trong cả nước đã trở lại hoạt động bình thường với công suất phòng trung bình đạt khoảng 55%. Đây là dấu hiệu đáng mừng sau hai năm ngành du lịch bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch.

Tuy nhiên, lượng khách quốc tế hiện tăng chậm, đến hết tháng 7 năm 2022 mới đạt 15% kế hoạch năm 2022 (5 triệu lượt). Như vậy, nếu không có các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường công tác xúc tiến quảng bá du lịch, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, trong đó có chất lượng cơ sở lưu trú và nguồn nhân lực chất lượng cao trong các cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch thì khó có thể hoàn thành kế hoạch thu hút khách cả năm.

- Mặc dù đã “mở toang cửa” nhưng nguyên nhân vì sao Việt Nam vẫn ít du khách quốc tế, thưa ông?

Đại dịch Covid-19 bùng phát từ năm 2020 đến nay gây ảnh hưởng nghiêm trọng, tác động mọi mặt đời sống kinh tế. Giá xăng dầu, lương thực, thực phẩm tăng cao, tỷ lệ lạm phát đang tăng mạnh trên thế giới đã ảnh hưởng đến tình hình tài chính của du khách, khiến nhu cầu đi du lịch bị kiềm chế.

Xung đột Nga - Ucraina đã tác động đến việc nối lại đường bay Việt Nam - Nga, ảnh hưởng đến thị trường nguồn khách Nga đến Việt Nam. Trong khi đó, hầu hết các thị trường khu vực Đông Bắc Á chiếm gần 70% khách quốc tế đến VN hiện vẫn đang siết chặt phòng chống dịch, như Trung Quốc hiện theo đuổi chính sách “không COVID” vẫn chưa mở cửa du lịch quốc tế. Một số nước trong khu vực như Nhật Bản, Đài Loan vẫn quy định cách ly sau khi trở về từ nước ngoài khi đi du lịch.

Ngoài ra, Việt Nam còn đang phải cạnh tranh với nhiều quốc gia Đông Nam Á đã mở cửa đón khách du lịch quốc tế trước đó và luôn đưa ra những chính sách cạnh tranh điểm đến, hút du khách quốc tế khá tốt.

>> Du lịch vẫn "ngóng" khách quốc tế

 Du khách ngoại trải nghiệm văn hóa trà Việt Nam tại Hội An. Ảnh: M.Mai

Du khách ngoại trải nghiệm văn hóa trà Việt Nam tại Hội An. Ảnh: M.Mai

 - Theo ông, các doanh nghiệp du lịch và địa phương trong những tháng cuối năm 2022 cần có giải pháp gì để đẩy mạnh đà phục hồi, thu hút khách quốc tế hiệu quả?

Điều kiện mới, hoàn cảnh mới, cơ hội mới cần tư duy và cách làm mới. Khi du lịch thế giới phục hồi, Việt Nam đối mặt với thách thức cạnh tranh quyết liệt giữa các quốc gia và điểm đến trên toàn cầu.

Các địa phương và doanh nghiệp cần tập trung làm mới sản phẩm du lịch, tăng cường đào tạo lại nguồn nhân lực chất lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến, đẩy nhanh chuyển đổi số trong hoạt động du lịch, đổi mới công tác xúc tiến quảng bá…

Công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch cần được chú trọng theo cơ cấu hợp lý bảo đảm số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu cạnh tranh, hội nhập, nâng cao chất lượng nhân lực về du lịch.

“Chìa khóa” để giải quyết những yêu cầu đó, chính là thúc đẩy liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp và địa phương nhằm phát huy thế mạnh mỗi bên…, tạo sức mạnh tổng lực cho toàn ngành, nâng cao sức cạnh tranh của du lịch Việt với khu vực và quốc tế.

Đặc biệt, để thu hút khách du lịch quốc tế những tháng cuối năm 2022, tôi đề nghị ngành du lịch tập trung làm mới các dòng sản phẩm du lịch chủ đạo như du lịch biển, đảo; du lịch văn hóa; du lịch sinh thái; du lịch nghỉ dưỡng; du lịch chữa bệnh…

Bên cạnh đó, các địa phương và doanh nghiệp du lịch cần có chính sách thu hút trở lại nguồn nhân lực đã thôi việc, chuyển việc trở lại; tổ chức đào tạo mới, bồi dưỡng, đào tạo lại nhân lực đảm bảo chất lượng phục vụ du khách; cải thiện năng lực cạnh tranh, nâng cao sức hấp dẫn điểm đến để thu hút khách quốc tế quay trở lại Việt Nam…

- Xin cảm ơn ông!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Sản phẩm sát nhu cầu khách quốc tế tại chuyên mục Du lịch của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711725705 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711725705 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10