Sao kê và tấm lòng của người làm thiện nguyện

Diendandoanhnghiep.vn Những ngày qua, cụm từ “sao kê”, thiện nguyện sao cho đúng, kịp thời và minh bạch được nhiều người nhắc đến trên khắp các diễn đàn.

Phóng viên của Diễn Đàn Doanh Nghiệp phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ yếu phẩm cho bà con vùng dịch

Phóng viên của Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ yếu phẩm cho bà con vùng dịch

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 93/2021/NĐ-CP về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.

Cần nguồn san sẻ khẩn cấp

Thấy việc làm của anh thực sự cảm động, thiết thực khi chạy xe máy khắp mọi nẻo đường Sài Gòn phát quà từ thiện cho bà con gặp khó khăn do dịch COVID-19 nhiều người đã chủ động đóng góp thêm tiền, nhu yếu phẩm. Đáp lại là nụ cười, là lời cảm ơn và câu nói vừa đùa vừa thật “Tôi không sao kê đâu nha”. Câu nói đó của anh không phải là vô cớ vì những ngày qua trên khắp các diễn đàn, đâu đâu cũng nhắc đến việc “từ thiện”, “sao kê”.

Dịch bệnh kéo dài, ai cũng có khó khăn riêng, nguồn dự trữ tiền bạc, lương thực… ngày một cạn dần. Đặc biệt, nhiều tỉnh, thành phố, khu vực từng nhiều lần giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Chính phủ thì người dân càng thấm thía hơn điều đó. Nhiều người không thể đi siêu thị, đi chợ, mua lương thực… một số địa phương, các tổ cung ứng lương thực cũng đã hỗ trợ đi thay người dân. Tuy không được nhanh, không được nhiều nhưng phần nào có thể đáp ứng được một phần nào nhu yếu phẩm thiết yếu cho bà con.

Yêu thương cho đi là yêu thương còn mãi

Yêu thương cho đi là yêu thương còn mãi

Càng thấm thía hơn là những công nhân nghèo, người ở trọ… họ phải chạy cơm từng bữa, chạy gạo từng ngày và hơn hết là nỗi lo tiền nhà, tiền trọ. Lúc này, những cách tay của mạnh thường quân, những nhà hảo tâm với những phần gạo, mỳ tôm… phần nào giúp họ vượt qua được những ngày khốn khó.

Nói như vậy không phải để kể công hay nói phủi bỏ trách nhiệm của chính quyền. Bởi dịch bệnh, thiên tai hay bất kỳ một trường hợp nào, trong khi chính quyền còn phải xác minh, trích ngân sách, vận động các mạnh thường quân, doanh nghiệp đóng góp thì những cách tay của các mạnh thường quân với những kg gạo, vài gói mỳ tôm, một bó rau cũng giúp người dân gặp khó khăn vượt qua cơn đói khẩn cấp. Còn về mặc chính quyền, họ có chính sách riêng của mình, họ cứu trợ, cứu đói và có kế hoạch đảm bảo cuộc sống, sinh kế lâu dài cho người dân.

Niềm tin hay phải “sao kê”

“Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, việc nhường cơn sẻ áo trong lúc khó khăn, thiên tai, dịch bệnh gần như là truyền thống tốt đẹp của người dân ta. Tôi, bản thân là một Nhà báo với nhiệm vụ là thông tin kịp thời đến bạn đọc, trong cơn đại dịch bùng phát dịch vừa qua tại địa phương cũng đã phối hợp với các mạnh thường quân, chính quyền có những phần hỗ trợ kịp thời đến bà con trong các khu phong tỏa y tế, khu cách ly để phần nào san sẻ với khó khăn của bà con.

Có đi mới hiểu, mới thấy, mới cảm nhận được nổi vất vả của những mạnh thường quân khác. Họ chấp nhận vất vả, chấp nhận nguy hiểm để mang những ký gạo, mỳ tôm… đến với bà con. Dịch bệnh thì ai cũng sợ; sợ vất vả, sợ mang mầm bệnh về cho gia đình… nhưng ai cũng sợ thì ai làm, bà con thiếu gạo, thiếu ăn thì ai giúp.

Mạnh thường quân, đồng nghiệp cùng góp sức tặng nhu yếu phẩm cho đoàn thiện nguyện

Mạnh thường quân, đồng nghiệp cùng góp sức tặng nhu yếu phẩm cho đoàn thiện nguyện

Nhiều bạn bè, người thân, đồng nghiệp và các mạnh thường quân cảm nhận, đồng cảm được việc làm đó cũng đã cùng chung tay; người góp rau, người góp tiền, góp gạo để rồi mình tiếp tục bỏ sức, chuyển những tình cảm yêu thương đó đến kịp thời cho bà con, người dân vùng dịch. Tất cả đều không nhắc tới từ “sao kê”, bởi đó là tình cảm của họ gửi đến bà con, đó là niềm tin của các mạnh thường quân gửi gắm vào mình.

Nhưng không vì thế mà mình muốn làm gì thì làm, hơn ai hết chính quyền địa phương là nơi nắm rõ hoàn cảnh nào cần hỗ trợ khẩn cấp, trường hợp nào cần cứu đói và trường hợp nào cần giúp đỡ. Do đó, phối hợp với thôn, tổ, Mặt trận địa phương là cần thiết cho công tác điều phối hàng cứu trợ.

Để công tác từ thiện đi vào nề nếp và khoa học hơn, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 93/2021/NĐ-CP quy định cụ thể về cá nhân tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.

Tuy nhiên, vấn đề thiện nguyện vẫn có những “quy định” riêng của mình. Đó là niềm tin, là tình cảm, là sự đồng lòng và hơn hết vẫn là sự minh bạch, chia sẻ kịp thời đến với người dân, bà con lúc gặp khó khăn, hoạn nạn.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Sao kê và tấm lòng của người làm thiện nguyện tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711692613 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711692613 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10