Sau án phạt 5 tỷ USD, Facebook còn đối mặt với cuộc điều tra khác

Nguyễn Long 26/07/2019 01:00

Bộ Tư pháp Mỹ cho biết họ sẽ mở một cuộc điều tra chống độc quyền nhắm tới mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook.

Quyền riêng tư của người dùng đang là yếu tố gây tranh cãi của Facebook

Quyền riêng tư của người dùng đang là yếu tố gây tranh cãi của Facebook

Thông tin trên đã được Facebook xác nhận đang bị điều tra chống độc quyền bởi Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC). Đây được xem như một phần trong cuộc điều tra toàn diện nhắm vào nhóm "Big Tech" bao gồm Amazon, Apple, Facebook và Google mà Bộ Tư pháp Mỹ công bố mới đây.

Founder và CEO của Facebook ông Mark Zuckerberg cho rằng việc chính phủ Mỹ gia tăng các hoạt động liên quan đến Facebook là một điều tốt. Bởi ngành công nghệ đang can thiệp vào cách xử lý các vấn đề xã hội, liên quan đến quyền riêng tư, tác động đến bầu cử, chính phủ đã đến lúc phải can thiệp. “Chúng tôi sẽ làm tốt nhất có thể, chính phủ cần phải có sự vào cuộc và cung cấp các hướng dẫn và khung pháp lý" – CEO Facebook cho biết.

Không chỉ đối mặt với các rắc rối với chính phủ Mỹ, mà các nhà quản lý, các nhà lập pháp trên toàn cầu đang tìm cách kiềm chế gã khổng lồ Facebook, nhất là khi hơn 2,4 tỷ người đang sử dụng mạng xã hội này.

Ở Mỹ, các nhà lập pháp ở cả hai bên đồng ý rằng các công ty công nghệ cần phải bị hạn chế, nhưng cho đến nay vẫn chưa đồng ý về cách thức thực hiện. Hiện cơ quan quản lý như FTC đang đảm nhiệm việc làm thế nào để quản lý các công ty công nghệ.

Thỏa thuận của Facebook với FTC không chỉ là khoản tiền phạt 5 tỷ USD, thỏa thuận còn yêu cầu Facebook tạo ra một ủy ban bảo mật giữa ban giám đốc. Zuckerberg và các nhân viên được chỉ định khác cũng sẽ phải thường xuyên ký xác nhận rằng Facebook đang thực hiện các bước để bảo vệ quyền riêng tư của người dùng. Một tuyên bố sai có thể khiến họ bị phạt. Zuckerberg cho biết: "Chúng tôi có trách nhiệm bảo vệ quyền riêng tư của mọi người. Facebook sẽ thiết lập một tiêu chuẩn hoàn toàn mới cho ngành công nghiệp công nghệ”.

Trước án phạt 5 tỷ USD dành cho Facebook được FTC cho là kỷ lục lớn nhất dành cho bất kỳ công ty công nghệ nào của Mỹ, nhiều ý kiến trái chiều cho rằng mức phạt này còn quá nhẹ với Facebook, chưa đủ sức răn đe. Bởi trong năm 2018, Facebook đã ghi nhận doanh thu gần 56 tỷ USD.

Đánh giá về thỏa thuận giữa FTC và Facebook, Thượng nghị sĩ Edward Markey thuộc đảng Dân chủ của bang Massachusetts cho biết: "Khoản tiền phạt 5 tỷ USD có thể xuất hiện lớn, nhưng nó lên tới một cái tát vào cổ tay so với doanh thu mà Facebook kiếm được. Đáng chú ý, thỏa thuận này chưa nêu được các biện pháp bảo vệ mới, nhằm ngăn chặn một cách hiệu quả các vi phạm về quyền riêng tư có thể xảy ra trong tương lai".

Trái với sự thất vọng về thỏa thuận trên, các nhà đầu tư lại tỏ ra khá hài lòng. Điều này thể hiện ở chỗ cổ phiếu của Facebook đã tăng gần 2% khi thông tin về thỏa thuận này bị rò rỉ lần đầu tiên vào ngày 12/7. Và nó đã tăng thêm 1% vào thứ Tư sau khi thỏa thuận được công bố.

Và bất chấp trước những lo lắng về quyền riêng tư, sử dụng dữ liệu người dùng của Facebook, về kinh doanh thì mạng xã hội hơn 2,4 tỷ người dùng này vẫn kiếm được doanh thu 16,9 tỷ USD trong quý 2/2019.

Tuy nhiên, vẫn có một cảm giác mạnh mẽ ngoài kia rằng cần phải làm gì đó về hành vi cơ bản của Facebook.

"Thỏa thuận này không có gì thay đổi sự giám sát rùng rợn của Facebook đối với người dùng và việc lạm dụng dữ liệu người dùng", Thượng nghị sĩ Josh Hawley thuộc đảng Cộng hòa đến từ Missouri cho biết.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Sau án phạt 5 tỷ USD, Facebook còn đối mặt với cuộc điều tra khác
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO