Dù bị dồn dập điều tra và nhận những "trát" phạt khổng lồ, nhưng các BigTech vẫn không ngừng lớn mạnh. Liệu các nhà lập pháp Mỹ đã bó tay?
>> Báo chí “trỗi dậy” trước mạng xã hội
Cuộc chiến giữa các chính phủ với những “gã khổng lồ” truyền thông mạng xã hội ngày càng trở nên nóng bỏng hơn. Tại phiên điều trần của các BigTech tại Thượng viện Mỹ ngày 31/1 vừa qua, Thượng nghị sĩ Thom Tillis tuyên bố: “Chúng tôi có thể loại bỏ hoạt động kinh doanh của bạn nếu chúng tôi muốn”.
Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg, Giám đốc điều hành TikTok Shou Zi Chew và Giám đốc điều hành X Linda Yaccarino cùng các lãnh đạo công ty truyền thông xã hội hàng đầu khác đang đối mặt với nhiều cáo buộc pháp lý.
Uỷ ban Tư pháp Thượng viện Mỹ cáo buộc các giám đốc điều hành công nghệ đã không bảo vệ trẻ em khỏi bị bóc lột tình dục trên các nền tảng truyền thông xã hội tương ứng của họ. Thậm chí Thượng nghị sĩ Josh Hawley đã yêu cầu Zuckerberg phải đứng lên và xin lỗi trực tiếp các bậc cha mẹ vì lý do ứng dụng Facebook và Instagram của Meta đã góp phần gây ra cái chết cho con cái họ.
Facebook đã tốn 725 triệu USD vào năm 2022 để giải quyết một vụ kiện tập thể xuất phát từ vụ bê bối Cambridge Analytica. Còn ByteDance, công ty chủ quản Tiktok bị giới chức Mỹ đặt nghi vấn, liệu có mối liên quan nào đến quyền lực chính trị Trung Quốc.
Như vậy, các nhà lập pháp đã mở ra mặt trận mới đối với nền tảng mạng xã hội. Nếu như trước đây chủ đề được quan tâm là chống độc quyền và sai lầm về quyền riêng tư dữ liệu thì nay đến lượt “quyền trẻ em”.
Cuộc đấu trí đã diễn ra nhiều năm nhưng chưa một đạo luật nào thực sự được ban hành, tất cả chỉ là lý thuyết và những Facebook, Tiktok, Google,… ngày càng mạnh lên, khuynh loát truyền thông toàn cầu.
Năm 2017, Mother Jones, một tạp chí phi lợi nhuận từng có khoảng 5 triệu người dùng truy cập trang mỗi tháng sau khi các bài báo được phân phối trên Facebook. Nhưng Mother Jones sa sút thảm hại đến 99% lưu lượng truy cập do Facebook bây giờ là Meta đã loại bỏ tab tin tức ở các nước châu Âu bao gồm Anh, Pháp và Đức.
>>BigTech liên thủ AI "đánh bật" người lao động
Một phân tích trên 1.930 trang web tin tức và truyền thông từ hơn 370 công ty do công ty Chartbeat thực hiện đã tiết lộ rằng Facebook chiếm 33% tổng lưu lượng truy cập từ mạng xã hội của các nhà xuất bản đó, được đo bằng lượt xem trang.
Đối với tất cả lưu lượng truy cập bên ngoài, đến từ phương tiện truyền thông xã hội và công cụ tìm kiếm như Google, Facebook chiếm 6% khối lượng giới thiệu vào tháng 12/2023, giảm từ 14% vào tháng 12/2018 và 12% vào tháng 12/2022. Sự sụt giảm đó chủ yếu là do Facebook không còn “thân thiện” với báo chí.
Dữ liệu từ Sameweb cho thấy 100 nhà xuất bản báo chí hàng đầu thế giới đã chứng kiến lưu lượng truy cập giới thiệu của Facebook giảm mạnh vào năm 2023 so với năm 2022.
Facebook chiếm 2,7% lưu lượng truy cập giới thiệu toàn cầu của Daily Mail vào tháng 11/2023, giảm so với mức 6,5% vào tháng 11/2020 và 3,8% vào tháng 11/2022. Đối với The Independent, đóng góp của Facebook đã giảm xuống 1,3% lưu lượng truy cập trong tháng 11/2023 từ mức 6,5% ba năm trước đó và 4% vào năm 2022.
Lỗi không do Facebook, vấn đề là nền tảng này đã mang đến giải pháp tiếp cận người dùng quá tuyệt vời và rồi đột ngột thay đổi chính sách khiến các nhà phát triển nội dung không kịp trở tay. Rất tiếc không còn phương án nào đủ sức thay thế khi tất cả đã “nghiện” Facebook.
Có thể bạn quan tâm