Các BigTech Mỹ và Trung Quốc hoạt động ra sao ở Đông Nam Á?

TRƯỜNG ĐẶNG 18/11/2023 04:00

Cạnh tranh địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc đang thúc đẩy sự hiện diện rộng lớn hơn của các công ty trong lĩnh vực AI, điện toán đám mây và thương mại điện tử ở khu vực Đông Nam Á.

Singapore cũng là nơi đặt trụ sở khu vực cho các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc như bộ phận đám mây của Alibaba và TikTok, thuộc sở hữu của ByteDance.

>> Doanh thu quảng cáo của nhiều BigTech giảm mạnh

Big Tech Mỹ và Trung Quốc đối đầu nhau ở Đông Nam Á

Vào tháng 7/2022, Singapore công bố đấu thầu xây dựng trung tâm dữ liệu mới – một kế hoạch tham vọng nhằm mở rộng năng lực công nghệ để duy trì vị thế dẫn đầu Đông Nam Á về kinh tế số. Hơn 20 đề xuất đã đến từ khắp nơi trên thế giới, từ tập đoàn viễn thông khổng lồ NTT của Nhật Bản cho tới các doanh nghiệp địa phương Singapore.

Kết quả cuối cùng gây ngạc nhiên nhiều người, khi các hợp đồng được trao cho hai công ty do Trung Quốc hậu thuẫn (GDS và liên minh AirTrunk - ByteDance) và hai công ty còn lại do Mỹ hậu thuẫn (Equinix và Microsoft) - cho thấy sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa hai cường quốc tại thị trường Đông Nam Á.

Lựa chọn phân chia đấu thầu cân bằng giữa các nhà cung cấp Trung Quốc và Mỹ khiến một số chuyên gia cho rằng không có sự trùng hợp ngẫu nhiên trong một thị trường mà cả hai siêu cường đều có lợi ích quốc gia bị đe dọa và công nghệ kỹ thuật số – đặc biệt là dịch vụ đám mây – ngày càng được coi là tài sản chiến lược.

Ông James Murphy, Giám đốc điều hành khu vực châu Á-Thái Bình Dương của DC Byte, một công ty thu thập thông tin thị trường trung tâm dữ liệu, cho biết: “Có các yếu tố địa chính trị trong vấn đề này. Singapore không muốn bị coi là trao toàn bộ năng lực cho các công ty phương Tây hoặc Trung Quốc. Vì vậy, việc họ ít nhiều chia đều cho thấy điều đó."

Kết quả đấu thầu này củng cố một luận điểm rằng, các chính phủ trong khu vực đang dần chấp nhận sống chung trong tình thế phải quản lý sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc.

Theo một báo cáo năm nay của Google, Temasek và Bain & Co, nền kinh tế kỹ thuật số đang bùng nổ của Đông Nam Á dự báo sẽ đạt 1 nghìn tỷ USD vào năm 2030. Với triển vọng đó, không có gì ngạc nhiên khi đây trở thành một thị trường nơi các gã khổng lồ công nghệ Mỹ và Trung Quốc cạnh tranh trực diện.

Cùng với những gã khổng lồ công nghệ Mỹ như Microsoft, Google, Amazon.com và Meta, Singapore cũng là nơi đặt trụ sở khu vực cho các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc như bộ phận đám mây của Alibaba và TikTok, thuộc sở hữu của ByteDance.

Tại đó, trọng tâm mà 2 ông lớn nhắm tới là những trung tâm khổng lồ lưu trữ và xử lý dữ liệu vốn không thể thiếu trong thế giới kỹ thuật số ngày nay. Theo S&P Global, Singapore chiếm gần một nửa công suất trung tâm dữ liệu ở Đông Nam Á, đóng vai trò là "khu vực trung lập" cho các gã khổng lồ công nghệ toàn cầu.

Cán cân giữa Mỹ và Trung Quốc tại Đông Nam Á đang diễn ra cân bằng, với việc các công ty Mỹ dẫn đầu về dịch vụ đám mây và phần mềm được các doanh nghiệp ưa chuộng. Tuy nhiên, Trung Quốc dường như đang được nhiều người tiêu dùng lựa chọn hơn.

Ông James Lewis, chuyên gia về dịch vụ đám mây của CSIS, cho biết: “Có sự chia rẽ ở Đông Nam Á giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, nơi doanh nghiệp ủng hộ Mỹ và người tiêu dùng ủng hộ Trung Quốc”.

>> BigTech liệu có thoái trào?

"Chiến trường" dịch vụ đám mây

Theo nền tảng dữ liệu Data.ai, TikTok là ứng dụng được tải xuống nhiều nhất ở Thái Lan, Malaysia và Singapore, trong khi Facebook đứng đầu bảng xếp hạng ở Philippines. TikTok cũng là ứng dụng có mức chi tiêu của người tiêu dùng nhiều nhất ở 5 quốc gia Đông Nam Á.

Các Big Tech của Mỹ dẫn đầu trong mảng doanh nghiệp, nhưng Trung Quốc có lợi thế về người dùng

Các Big Tech của Mỹ dẫn đầu trong mảng doanh nghiệp, nhưng Trung Quốc có lợi thế về người dùng

Trong khi đó, các công ty Mỹ hiện đang thống trị thị trường điện toán đám mây ở Đông Nam Á: Microsoft và Amazon Web Services (AWS) có thị phần tổng hợp hơn 60% trong cơ sở hạ tầng của khu vực như một thị trường dịch vụ, nơi cung cấp điện toán đám mây cho các công ty khác.

Nhưng các công ty Trung Quốc cũng đang đầu tư mạnh mẽ nhằm bắt kịp Mỹ. Ông Shouvik Nag, nhà phân tích thị trường cấp cao tại IDC Châu Á-Thái Bình Dương cho biết: “Các công ty Trung Quốc như Huawei, Tencent và Alibaba đang tìm kiếm những thị trường mới hơn khi thị trường đám mây nội địa của họ chậm lại”.

"Họ đang cung cấp các giải pháp chi phí thấp và có thể mở rộng, đồng thời xây dựng các trung tâm dữ liệu để đạt được lợi thế cạnh tranh”, chuyên gia Shouvik Nag cho biết.

Dịch vụ đám mây là một lĩnh vực ngày càng mang tính chiến lược trên toàn cầu. Chính phủ Mỹ đang xem xét việc có nên bổ sung mảng này vào danh sách “cơ sở hạ tầng quan trọng” thiết yếu cho an ninh quốc gia hay không.

Ông Lewis cho biết, “Mọi dịch vụ, sản phẩm kỹ thuật số và kết nối mạng đều dựa vào dịch vụ đám mây. Đám mây là nền tảng cho nền kinh tế kỹ thuật số”.

Sự cạnh tranh giữa các ông lớn từ hai cường quốc chưa hẳn đã là nỗi lo ngại của các nước. Theo các chuyên gia, điều đó sẽ đem lại chất lượng dịch vụ cải tiến và giá cả cạnh tranh hơn cho thị trường, qua đó được kỳ vọng sẽ là một động lực để kinh tế số khu vực phát triển nhanh hơn.

Có thể bạn quan tâm

  • Làn sóng siết BigTech của Trung Quốc, cơ hội nào cho Việt Nam?

    Làn sóng siết BigTech của Trung Quốc, cơ hội nào cho Việt Nam?

    04:50, 04/07/2022

  • Trung Quốc “nới tay” BigTech

    Trung Quốc “nới tay” BigTech

    03:30, 21/05/2022

  • Khi BigTech vẫn là …BigTech!

    Khi BigTech vẫn là …BigTech!

    04:23, 04/01/2022

  • Mỹ thắng BigTech nhờ luật pháp?

    Mỹ thắng BigTech nhờ luật pháp?

    06:00, 30/09/2021

  • Bài học quản lý BigTech

    Bài học quản lý BigTech

    11:39, 30/08/2021

  • BigTech lợi nhuận kỷ lục, nhưng liệu có còn mãi?

    BigTech lợi nhuận kỷ lục, nhưng liệu có còn mãi?

    05:00, 30/07/2021

  • D. Trump và chiến dịch “Getting Together” đối đầu BigTech

    D. Trump và chiến dịch “Getting Together” đối đầu BigTech

    06:00, 03/07/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Các BigTech Mỹ và Trung Quốc hoạt động ra sao ở Đông Nam Á?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO