Kiểm soát chặt chẽ BigTech cũng khó như việc ngăn chặn nhà tư bản tạo ra giá trị thặng dư. Cuộc giằng co này đang diễn ra rất nóng bỏng ở Mỹ.
>>Báo chí “trỗi dậy” trước mạng xã hội
Mỹ là nơi sản sinh ra nhiều công ty khổng lồ, và không nơi đâu chính quyền và doanh nghiệp “hục hặc” nhau căng thẳng như ở Mỹ. Trong lịch sử, các nhà lập pháp Mỹ từng vất vả “chiến đấu” với ông trùm dầu mỏ Standard Oil của John D. Rockefeller. Phần thắng dĩ nhiên thuộc về chính quyền.
Đầu thế kỷ 21, khi công nghệ là đại diện tiêu biểu của kinh tế toàn cầu lại xuất hiện những Alphabet, Meta, Amazone,… Thoạt đầu, các công ty này được hậu thuẫn hết mức để trở thành “cỗ máy kiếm tiền”. Khi có rất nhiều tiền, các doanh nghiệp trở thành mối đe dọa.
Đế chế công nghệ, mạng xã hội không chỉ là bán hàng, mà đã thâm nhập vào đời sống xã hội, chính trị ở mức độ chưa từng thấy trong lịch sử. Các công ty này nắm được “sinh trắc học” khách hàng thông qua dữ liệu “mềm”.
Trong một xã hội được coi là dân chủ tột bậc như Mỹ, những gã khổng lồ công nghệ đã ảnh hưởng sâu sắc đến thị hiếu tiêu dùng, tâm lý đời sống chính trị và các chính trị gia cũng bị cuốn theo.
Những gì mạng xã hội Facebook và Twitter thể hiện trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 khiến chính phủ Mỹ phải suy nghĩ lại. Các chuyên gia mạng cho rằng, BigTech đã thực sự tác động đến hành vi bỏ phiếu của người dùng bằng cách sử dụng các thuật toán tinh vi. Vì vậy, một cuộc tổng tấn công quy mô lớn bằng pháp lý đã được phát động, không chỉ về mặt thông tin cá nhân.
Ngày 15/2 vừa qua, Thị trưởng New York chính thức đệ đơn kiện các công ty mẹ của TikTok, Instagram, Facebook, Snapchat và YouTube, cáo buộc rằng dịch vụ của họ đang gây tổn hại đến sức khỏe tâm thần của thanh niên và trẻ em ở thành phố lớn nhất nước Mỹ.
Các nền tảng này được cho là cố tình “thiết kế, phát triển, sản xuất, vận hành, quảng bá, phân phối và tiếp thị nội dung để thu hút và gây nghiện giới trẻ mà không có sự giám sát tối thiểu của phụ huynh”.
>>Dọa "đóng cửa" BigTech, Thượng viện Mỹ đã làm được gì?
Giới lập pháp thành phố New York đã thu thập bằng chứng xác minh các trường học và nhiều dịch vụ xã hội, y tế khác nhau của thành phố về sức khỏe tâm thần do sử dụng các ứng dụng truyền thông xã hội phổ biến.
Thị trưởng New York Adams cho hay: “Trong thập kỷ qua, chúng ta đã thấy thế giới trực tuyến có thể gây nghiện và choáng ngợp đến mức nào, khiến con cái chúng ta phải tiếp xúc với luồng nội dung độc hại không ngừng nghỉ và gây ra cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần cho giới trẻ trên toàn quốc”.
Các nhà lập pháp đang chỉ trích mạnh mẽ đối với các công ty truyền thông xã hội, đồng thời thúc đẩy nhiều dự luật như Đạo luật An toàn trực tuyến cho trẻ em. Các Giám đốc điều hành của Meta, TikTok và Snap đã tham dự phiên điều trần của Uỷ ban Tư pháp Thượng viện vào cuối tháng 1/2024, họ phải đối mặt với những câu hỏi hóc búa từ một nhóm nghị sĩ.
Tương lai của mạng xã hội bị đặt dấu hỏi trong bối cảnh họ có thêm “vũ khí” mới là trí tuệ nhân tạo. Rõ ràng, chính phủ hoàn toàn có quyền thay mới các đạo luật liên quan đến hoạt động của BigTech, nhưng bản thân các công ty này không “giơ tay chịu trói”.
Có thể bạn quan tâm
Báo chí “trỗi dậy” trước mạng xã hội
03:04, 08/12/2023
Amazon lấn sân thương mại mạng xã hội
02:30, 16/11/2023
Vén màn độ “hot” của chat và mạng xã hội ở Việt Nam
11:55, 12/09/2023
Ra mắt Mạng xã hội bất động sản RecBook
14:41, 25/02/2023
2 nhà khởi nghiệp Thụy Điển gốc Á làm mạng xã hội Leka tại Việt Nam
13:50, 03/03/2023