Phân tích - Bình luận

Sau biểu thuế, ông Trump sẽ toan tính gì?

Trương Khắc Trà 06/04/2025 04:06

Tổng thống Trump và những “vệ tinh” xung quanh mình đã phát đi thông điệp thúc giục các quốc gia nhanh chóng đàm phán với Hoa Kỳ để đạt được thỏa thuật tốt nhất.

Hoa Kỳ đã khởi động chương trình đàm phán với tất cả (Ảnh NPR)
Hoa Kỳ đã khởi động chương trình đàm phán với tất cả (Ảnh NPR)

Trong một phát biểu mới nhất sau khi công bố thuế quan thương mại lên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết ông sẵn sàng đàm phán các thỏa thuận thương mại với các quốc gia khác, nhưng lưu ý rằng các đề xuất của họ sẽ phải “đột phá”.

Ông Trump nói “mức thuế quan hôm thứ Tư sẽ được xem xét lại nếu ai đó nói rằng chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn thứ gì đó thật phi thường, miễn là họ cung cấp cho chúng tôi thứ gì đó tốt”.

Trong khi đó, Eric Trump, con trai của Tổng thống Hoa Kỳ, khuyến nghị các quốc gia nên hành động nhanh chóng để đạt được thỏa thuận với cha mình, cho rằng những quốc gia đạt được thỏa thuận sớm hơn sẽ có được thỏa thuận tốt hơn. “Quốc gia đầu tiên đàm phán sẽ thắng - quốc gia cuối cùng chắc chắn sẽ thua”, Eric Trump viết trên mạng X.

Bill Ackman, một nhà quản lý quỹ đầu cơ tỷ phú và là người ủng hộ ông Trump, đã thúc giục các nhà lãnh đạo thế giới thực hiện một thỏa thuận “ngay lập tức”. ông này nói rõ: “Ông Trump, về bản chất, là một nhà đàm phán coi thế giới là một loạt các giao dịch. Tôi hy vọng Trump sẽ thưởng cho những người đàm phán sớm bằng những thỏa thuận công bằng hơn những người chờ đợi để ngồi vào bàn đàm phán”.

Đồng thời, nhà quản lý tài chính kỳ cựu phố Wall cảnh báo “các quốc gia đáp trả bằng thuế quan bổ sung đối với hàng hóa của chúng tôi sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc. Củ cà rốt và cây gậy luôn luôn sẵn sàng.”

Người đứng đầu Nhà Trắng cũng xác nhận rất nhiều quốc gia đã liên hệ với ông, và ông Trump xem đây là “thành công” của chính sách thuế. Điều này cho thấy rằng, sự kiện và con số gây chấn động ngày 2/4 không phải là dấu chấm hết.

Thị trường chứng khoán Hoa Kỳ ngập sắc đỏ sau ngày 24 (Ảnh Reuters)
Thị trường chứng khoán Hoa Kỳ ngập sắc đỏ sau ngày 24 (Ảnh Reuters)

Nói đúng hơn, đây là “chiến thuật đàm phán” để tái cấu trúc lại dòng chảy thương mại toàn cầu. Theo kịch bản mong muốn của Washington, các quốc gia phải mua nhiều hàng hóa hơn từ Hoa Kỳ, giành lại vị thế quốc gia sản xuất chứ không chỉ là “xã hội tiêu dùng”.

Ông Trump đã đăng trên Truth Social vào thứ Sáu: “Vừa có một cuộc trao đổi qua điện thoại hiệu quả với ông Tô Lâm, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, người đã nói với tôi rằng Việt Nam muốn cắt giảm thuế quan của họ xuống mức 0 để đạt được thỏa thuận với Hoa Kỳ.”

Javier Milei, Tổng thống Argentina, đã nói trong một bài phát biểu tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của ông Trump ở Florida vào cuối ngày thứ Năm rằng, ông đang hướng tới một thỏa thuận thuế quan bằng 0 với Hoa Kỳ.

Shigeru Ishiba, Thủ tướng Nhật Bản, cho biết ông muốn đàm phán trực tiếp với ông Trump về thuế quan và đang tìm cách sắp xếp một cuộc gọi điện thoại. Thủ tướng Anh Keir Starmer khẳng định ông sẽ giữ “cái đầu lạnh” để ứng phó với mức thuế 10% áp dụng đối với hàng hóa của Anh, mức thuế thấp nhất trong số các quốc gia, và cho biết ông sẽ theo đuổi một thỏa thuận thương mại.

Trong danh sách áp thuế bổ sung mới nhất từ Hoa Kỳ, nước Anh thuộc nhóm thấp nhất, 10% so với 20% cho toàn EU, và hoàn toàn tách khỏi “vùng đỏ” so với các quốc gia phải chịu thuế lên tới 30 - 48%.

Giới chức Anh quốc dự tính cắt giảm thuế cho các công ty công nghệ khổng lồ của Hoa Kỳ, cũng như một thỏa thuận về trí tuệ nhân tạo. Vào năm 2024, tổng kim ngạch thương mại hàng hóa giữa Anh và Hoa Kỳ ước tính là 148 tỷ đô la Mỹ, trong đó Hoa Kỳ có thặng dư thương mại là 11,9 tỷ đô la Mỹ. Đây là mấu chốt để ông Trump cảm thấy hài lòng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Sau biểu thuế, ông Trump sẽ toan tính gì?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO