SCIC: Từng bước chuyển đổi thành tổ chức đầu tư chuyên nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn Thành công trong những năm qua đã giúp SCIC khẳng định vai trò tiếp nhận và tái cơ cấu vốn nhà nước.

 >>> SCIC “rộng đường” bán vốn cuối năm?

Việc chuyển đổi theo mô hình tổ chức đầu tư chuyên nghiệp sẽ góp phần giúp SCIC phát huy vai trò nhà đầu tư của Chính phủ.

Sáng 18/1, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) công bố triển khai Chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh, kế hoạch đầu tư theo Quyết định số 1336/QĐ-TTg của Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2035, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển đến năm 2025 của đơn vị này.

Toàn cảnh Hội nghị

Toàn cảnh Hội nghị 

Theo kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm giai đoạn đến năm 2025, SCIC đặt mục tiêu doanh thu bình quân hàng năm đạt 9.400 tỷ đồng/năm; lợi nhuận sau thuế bình quân hàng đạt 6.700 tỷ đồng; nộp ngân sách nhà nước bình quân hàng năm đạt 5.400 tỷ đồng. Tổng vốn giải ngân đầu tư cả giai đoạn đến năm 2025 là 36.300 tỷ đồng.

Giai đoạn 2026-2030, SCIC sẽ tập trung nguồn lực để đẩy mạnh hoạt động đầu tư kinh doanh vốn, ưu tiên đầu tư vào những ngành mang lại hiệu quả, những ngành, lĩnh vực then chốt, trọng yếu mà Nhà nước cần nắm giữ và SCIC có lợi thế, tạo sức lan tỏa và dẫn dắt, mở đường cho các thành phần kinh tế khác cùng đầu tư và phát triển. Từng bước nghiên cứu chuyển đổi mô hình hoạt động SCIC theo mô hình tổ chức đầu tư chuyên nghiệp để thực hiện tốt nhiệm vụ là nhà đầu tư của Chính phủ từ sau năm 2025.

Tiếp đến giai đoạn 2031-2035, SCIC hoạt động theo mô hình tổ chức đầu tư tài chính chuyên nghiệp, là công cụ, kênh đầu tư của Chính phủ vào nền kinh tế.

Để thực hiện những mục tiêu trên, SCIC đưa ra một nhóm các giải pháp, theo đó đối với giai đoạn 2025 sẽ đẩy nhanh việc tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước; nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp; tiếp tục triển khai cơ cấu lại và cổ phần hóa, bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp; đẩy mạnh, mở rộng hoạt động đầu tư kinh doanh.

Cùng với đó, SCIC nghiên cứu, hoàn thiện, đề xuất mô hình hoạt động để thực hiện tốt nhiệm vụ đầu tư kinh doanh vốn; tiếp tục xây dựng hệ thống thể chế, đổi mới quản trị doanh nghiệp, cơ cấu lại và nâng cao năng lực tài chính và chuyển đổi mô hình hoạt động SCIC.

Trong 17 năm hoạt động, SCIC đã tiếp nhận 1.080 doanh nghiệp với với tổng vốn nhà nước hơn 32.339 tỷ đồng. Bán thành công tại 1.054 doanh nghiệp, tổng giá trị thu về 51.668 tỷ đồng, gấp 4,1 lần giá vốn. Sắp xếp, cổ phần hóa 31 doanh nghiệp.

Doanh nghiệp đạt tổng doanh thu 110.432 tỷ đồng, tổng lợi nhuận 85.863 tỷ đồng, ROE bình quân trong cả giai đoạn 13%/năm, tổng nộp ngân sách nhà nước 92.245 tỷ đồng, tổng giá trị giải ngân đầu tư 37.600 tỷ đồng.

Danh mục hiện nay của SCIC không còn nhiều doanh nghiệp hiệu quả (số lượng/giá trị doanh nghiệp tiếp nhận cũng không lớn), giai đoạn tái cơ cấu, bán vốn đã thực hiện được tương đối. SCIC cần thiết phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động đầu tư, chuyển đổi mô hình hoạt động thành tổ chức tài chính thực hiện vai trò nhà đầu tư của Chính phủ.

Để SCIC vươn tầm và có đóng góp tích cực cho nền kinh tế, chuyên gia Võ Trí Thành cho rằng, Chính phủ cần xem xét tăng quy mô vốn cho SCIC. Nguồn vốn hoạt động của SCIC có thể được hình thành từ các nguồn như lợi nhuận sau thuế của SCIC giữ lại (không phải nộp NSNN theo Luật 69); Thu từ cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp (hiện đang nộp về Quỹ Hỗ trợ sản xuất doanh nghiệp); vốn huy động và các nguồn vốn khác... 

Đánh giá về sự chuyển mình trong định hướng trở thành tổ chức đầu tư chuyên nghiệp, ông Nguyễn Chí Thành –Chủ tịch HĐTV SCIC chia sẻ, quy mô GDP của Việt Nam hiện nay tương đương Singapore (450 tỷ USD) nhưng vốn hóa danh mục của SCIC chỉ là 8 tỷ USD, bằng 1/100 các quỹ của Chính phủ Singapore.

Đồng chí Nguyễn Chí Thành - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV SCIC phát biểu tại Hội nghị

Đồng chí Nguyễn Chí Thành - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV SCIC phát biểu tại Hội nghị

Bên cạnh đó, ông Thành chỉ ra thực tế, Việt Nam hiện có nhiều doanh nghiệp địa phương sau nhiều thập kỷ phát triển có khả năng vươn tầm nhưng hiện thiếu nguồn lực về tài chính về quản trị. Tiêu biểu như Becamex Bình Dương, Sonadezi của Đồng Nai..., hay đầu tư phát triển doanh nghiệp vận hành, tạo trung tâm tài chính tại TP.HCM.

“Một trong những giải pháp được chuyên gia đề xuất nhiều nhất là quốc gia hóa doanh nghiệp lớn ở địa phương đang mặc chiếc áo chật bằng cách không cần chuyển giao vốn về SCIC. Nhưng cho doanh nghiệp tăng vốn và SCIC đầu tư vào sẽ giải quyết lợi thế quốc gia, gia tăng giá trị vốn nhà nước tại doanh nghiệp”, ông Nguyễn Chí Thành chia sẻ. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết SCIC: Từng bước chuyển đổi thành tổ chức đầu tư chuyên nghiệp tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714254530 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714254530 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10