Sẽ thí điểm cho vay ngang hàng (P2P)

Diendandoanhnghiep.vn Dự kiến hoạt động cho vay ngang hàng sẽ được xếp vào loại hình kinh doanh có điều kiện.

Trao đổi tại cuộc họp báo thông tin về điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng quí I năm 2019, Phó Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ thông tin về việc áp dụng hoạt động cho vay ngang hàng (P2P) tại Việt Nam.

Bà Hồng cho hay P2P là hình thức giao dịch dân sự, chưa có qui định hay giao cho cơ quan chức năng nào phụ trách, quản lí. Hình thức này có những điểm thuận lợi như nhanh, nhưng có những mặt tiêu cực, có thể gây hệ lụy với những người tham gia do chưa có cơ chế kiểm soát.

Bà cho biết Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Ngân hàng nhà nước nghiên cứu để có phương án về lĩnh vực trên và Ngân hàng nhà nước đã đề xuất thực hiện thí điểm và đưa hoạt động này thành nghành kinh doanh có điều kiện.

"Tinh thần chung là sẽ thực hiện thí điểm hình thức P2P trong thời gian tới. Sau đó, từ tổng kết đánh giá việc thí điểm, Ngân hàng nhà nước sẽ đưa ra các đề xuất với Chính phủ với hình thức cho vay này", bà Hồng nói.

Phó thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng phương án thí điểm loại hình kinh doanh cho vay ngang hàng và dự kiến đưa vào nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Các công ty cho vay ngang hàng sẽ không được phép huy động vốn mà sẽ chỉ đóng vai trò trung gian để kết nối giữa người cho vay và người vay.

Trước đó, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết trong quá trình thí điểm, hoạt động cho vay P2P Lending sẽ bị hạn chế. Theo đó, các công ty cho vay ngang hàng sẽ không được phép huy động vốn mà sẽ chỉ đóng vai trò trung gian để kết nối giữa người cho vay và người vay.

“Các cơ quan quản lí cần nhanh chóng tiếp cận với các mô hình kinh doanh mới nhưng phải tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này”, Phó Thủ tướng nói.

Ngân hàng nhà nước cũng chỉ rõ, hoạt động P2P Lending hiện tại tiềm ẩn rủi ro như: thông tin cá nhân của các bên tham gia có thể bị đánh cắp do lỗ hổng bảo mật; hệ thống lưu trữ thông tin của Công ty P2P Lending có thể bị chiếm quyền kiểm soát hoặc bị đánh sập bởi hackers dẫn đến toàn bộ thông tin giao dịch của các bên bị mất hoặc xóa.

Việc một số người ẩn danh và núp bóng giao dịch trên các nền tảng P2P Lending để trốn thuế, rửa tiền, tài trợ khủng bố hoặc biến tướng để huy động tài chính đa cấp khiến người cho vay, người đi vay trở thành nạn nhân của hành vi lừa đảo, chiếm dụng vốn bất hợp pháp cũng là rủi ro Ngân hàng nhà nước cảnh báo về hoạt động P2P Lending.

Cho vay ngang hàng (tên tiếng Anh: Peer-to-peer lending, viết tắt là P2P) là thực tế cho vay tiền cho cá nhân hoặc doanh nghiệp thông qua các dịch vụ trực tuyến phù hợp với người cho vay với người vay.

Vì các công ty cho vay ngang hàng cung cấp các dịch vụ này thường hoạt động trực tuyến, chúng có thể hoạt động với chi phí thấp hơn và cung cấp dịch vụ rẻ hơn các tổ chức tài chính truyền thống, các sản phẩm được ngân hàng cung cấp, trong khi khách hàng vay có thể vay tiền với lãi suất thấp hơn.

Còn được gọi là cho vay đám đông, nhiều khoản vay ngang hàng là các khoản vay cá nhân không được bảo đảm, mặc dù một số khoản vay lớn nhất được cho các doanh nghiệp mượn.

Các hình thức cho vay ngang hàng khác bao gồm các khoản vay sinh viên, các khoản vay thương mại và bất động sản, các khoản vay ngắn hạn, cũng như các khoản cho vay kinh doanh được đảm bảo, cho thuê và bao thanh toán.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Sẽ thí điểm cho vay ngang hàng (P2P) tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711715139 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711715139 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10