SMEs chuyển đổi số: Doanh nhân thực và kinh doanh ảo

Diendandoanhnghiep.vn Khảo sát do VCCI thực hiện cho thấy, rào cản lớn nhất trong hoạt động chuyển đổi số là chi phí ứng dụng công nghệ số.

Nhiều doanh nghiệp SMEs

Nhiều doanh nghiệp SMEs vẫn còn gặp khó khăn trong giai đoạn chuyển đổi số

Tuy nhiên, nguồn lực hạn chế có thể ngăn cản doanh nghiệp SMEs thực hiện chuyển đổi số. Khảo sát do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện năm 2020 cho thấy, rào cản lớn nhất trong hoạt động chuyển đổi số là chi phí ứng dụng công nghệ số.

Có đến 55,6% doanh nghiệp được hỏi cho rằng chi phí cho việc áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý, vận hành sản xuất là tương đối cao, đặc biệt là với thực lực của SMEs. Một số rào cản đáng chú ý khác gồm thiếu cơ sở hạ tầng công nghệ số, rủi ro rò rỉ dữ liệu, thiếu nguồn nhân lực và thông tin về công nghệ số, khó khăn trong thay đổi tập quán kinh doanh…

Mô hình chuyển đổi số bao gồm 08 khía cạnh của số hóa: chiến lược, lãnh đạo, sản phẩm, hoạt động, văn hóa, con người, quản trị và công nghệ. Các SMEs có thể truy cập vào các ứng dụng CNTT hỗ trợ một số chức năng kinh doanh (ví dụ: Google Analytics cho marketing; Amazon, PayPal cho thương mại điện tử hoặc các giải pháp truyền thông xã hội khác, bao gồm cả Facebook – nơi cung cấp một loạt các tính năng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; Skype, Teamviewer, Messenger, Zalo cho việc hợp tác,...).

Theo các chuyên gia, để thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực kinh doanh cần chú ý đến những hoạt động như nâng cao nhận thức của doanh nghiệp SMEs về chuyển đổi số, nâng cao năng lực người lao động, hỗ trợ

Các ưu tiên của DN khi chuyển đổi số. Nguồn BDO (2019)

Các ưu tiên của doanh nghiệp khi chuyển đổi số. Nguồn BDO (2019)

Trong đó, ban lãnh đạo cần đưa ra yêu cầu chuyển đổi số và vận hành doanh nghiệp dựa trên dữ liệu phải được xác định trách nhiệm của từng người liên quan. Đặc biệt, nên xem xét các chủ đề số hóa và những công nghệ mới nào có thể ứng dụng và khám phá các mô hình kinh doanh mới. Bên cạnh đó là đưa ra các tiêu chuẩn và đào tạo để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Việc áp dụng “văn hóa học tập” trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ là điều cần thiết cho các hoạt động của quá trình chuyển đổi số. Cần có những nhân viên lành nghề, để đào tạo các nhân viên hiện tại, tạo ra một kho các khả năng và kỹ năng cần thiết và để phát hiện các lỗ hổng. Điều quan trọng là phải cạnh tranh với các thị trường mới như Google, Amazon, Facebook, Apple…

Dựa trên chuyển đổi số, cần xác định một số mục tiêu liên quan đến thời gian, tài chính, không gian và chất lượng (thiết kế chiến lược số, phân tích mô hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp SMEs, yêu cầu của khách hàng, đánh giá và kỳ vọng kỹ thuật số, thiết lập mục tiêu, phát triển năng lực, thu thập các phương pháp tốt nhất để chuyển đổi số…

Doanh nghiệp cũng có thể tham khảo một số ưu tiên của doanh nghiệp trên thế giới khi thực hiện chuyển đổi số theo khảo sát của BDO thực hiện năm 2019 với hơn 300 lãnh đạo cấp Giám đốc (C-Level) cho thị trường các doanh nghiệp cỡ vừa trong các lĩnh vực bán lẻ, tài nguyên thiên nhiên, năng lượng, tài chính, y tế và dược phẩm.

Theo đó, có tới hơn 60% lãnh đạo cấp cao nói rằng mục tiêu từ 18 tháng tới 5 năm của họ khi thực hiện chuyển đổi số là nhằm “nâng cao trải nghiệm khách hàng”, “cải thiện hiệu quả hoạt động” và “tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới”.

Bên cạnh đó, lãnh đạo doanh nghiệp cần xây dựng nhận thức về kỹ thuật số nói chung và các môi trường hỗ trợ để ứng dụng công nghệ số vào quản trị và hoạt động sản xuất kinh doanh; cũng như tham khảo ý kiến của các công ty/tổ chức, cá nhân có chuyên môn trong lĩnh vực này. 6. Hỗ trợ SMEs phân tích các yêu cầu và nhu cầu, thực hiện các mục tiêu khả thi

Đồng thời, với sự hỗ trợ của các cơ quan chính phủ và các bên liên quan khác như Hiệp hội doanh nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể nhận được nhiều sự hỗ trợ hơn trong quá trình chuyển đổi số, những người hỗ trợ bên ngoài như các Hiệp hội, tổ chức tư vấn hoặc các cơ quan nghiên cứu cũng có thể giúp SMEs hiểu và thực hiện các sáng kiến chuyển đổi số.

Nhu cầu của các SMEs trong quá trình chuyển đổi số có thể khác nhau. Vì thế, cần thiết phải tùy biến và cá thể hóa theo quy mô, lĩnh vực và nội tại doanh nghiệp. Hoạt động điện tử là một hoạt động sử dụng các quy trình kinh doanh khác, chẳng hạn như cung cấp, sản xuất, marketing, bán hàng, tài chính, kế toán, nguồn lực con người cho công nghệ mới. Số hóa đòi hỏi những thay đổi căn bản không chỉ về mặt chiến lược, mà còn về văn hóa trong công ty.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết SMEs chuyển đổi số: Doanh nhân thực và kinh doanh ảo tại chuyên mục VCCI của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713496341 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713496341 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10