Sóc Trăng muốn xây dựng cảng nước sâu phục vục cho cả vùng ĐBSCL

Diendandoanhnghiep.vn Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản thống nhất với đề xuất của UBND tỉnh Sóc Trăng, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận điều chỉnh quy hoạch cảng biển Sóc Trăng trong hệ thống cảng biển quốc gia là cảng biển đặc biệt loại IA.

Tân Cảng Cái Cui hiên chỉ đón được tàu 1-2 vạn tấn.

Tân Cảng Cái Cui hiên chỉ đón được tàu 1-2 vạn tấn.

Nếu được chấp thuận, cảng Sóc Trăng sẽ có vai trò là cảng biển nước sâu cửa ngõ quốc tế với bến cảng chính là bến cảng ngoài khơi cửa Trần Đề, đáp ứng cho tàu trọng tải từ 5-10 vạn tấn (50.000 - 100.000 DWT), phục vụ hàng xuất nhập khẩu trực tiếp cho vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Theo đề xuất của tỉnh Sóc Trăng, vị trí xây dựng bến cảng nước sâu nên đặt cách cửa biển Trần Đề khoảng 20 km là phù hợp do ở đây ít bị bồi lấp, không phải nạo vét nhiều. Với vị trí nằm ở trung tâm vùng hạ lưu sông Hậu, bến cảng nước sâu xây dựng tại đây sẽ đảm nhận vai trò vận chuyển xuất, nhập khẩu hàng hóa trực tiếp cho cả vùng.

Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Chuyện cho biết, mặc dù dự án này chỉ mới trong quá trình nghiên cứu nhưng cũng đã nhận được sự quan tâm của Tập đoàn International Development Consortium (ILDC – Cộng hòa Pháp) và đơn vị này đề xuất được làm chủ đầu tư xây dựng với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 6 tỷ USD, thời gian xây dựng 7 năm và bắt đầu hoạt động từ năm 2026.

Theo Quyết định số 1037/QĐ-TTg ngày 24/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ, hệ thống cảng biển Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được phê duyệt bao gồm hai cảng cửa ngõ quốc tế loại IA là cảng biển Hải Phòng (khu bến chính tại Lạch Huyện) và cảng biển Vũng Tàu (khu bến chính tại Cái Mép); các cảng tiềm năng loại IA là cảng biển Đà Nẵng (khu bến chính tại Liên Chiểu) và cảng biển Khánh Hòa (khu bến chính tại Vân Phong). Các cảng biển loại IA này được gọi là cảng biển đặc biệt, là cảng biển có quy mô lớn phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội của cả nước hoặc liên vùng và có chức năng trung chuyển quốc tế hoặc cảng cửa ngõ quốc tế.

Như vậy, cả vùng ĐBSCL dù được dự báo sản lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu đến 2020 là 30 triệu tấn, đến 2030 tăng gấp đôi, đó là chưa kể nhu cầu nhập khẩu hơn 30 triệu tấn than mỗi năm để phục vụ cho 5 nhà máy nhiệt điện tại đây, nhưng đến nay chưa được quy hoạch cảng biển nước sâu nào.

Cảng biển Sóc Trăng hiện tại cũng chỉ được quy hoạch là cảng biển tổng hợp địa phương, cảng biển loại II với khu bến cảng chính tại Đại Ngãi, tiếp nhận tàu trọng tải 1-2 vạn tấn.

Hiện hệ thống cảng tại khu vực ĐBSCL chủ yếu nằm trong sông, luồng vào cảng còn hạn chế, kể cả khi hoàn thành Dự án Luồng cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu qua kênh Quan Chánh Bố cũng mới chỉ đáp ứng cho tàu trọng tải 1-2 vạn tấn ra vào. Bởi vì có rất ít cảng contairner chuyên dùng nên hơn 70% hàng hóa xuất nhập khẩu của vùng ĐBSCL đang phải tiếp chuyển đến các cảng khu vực miền Đông Nam Bộ bằng đường bộ và đường thủy nội địa, vận tải ven biển.

Trước đó, hai tỉnh Cà Mau và Trà Vinh cũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải về việc xây dựng cảng biển nước sâu tại đảo Hòn Khoai và Duyên Hải nhưng chưa được chấp thuận.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Sóc Trăng muốn xây dựng cảng nước sâu phục vục cho cả vùng ĐBSCL tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711702460 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711702460 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10