“Sóng” tỷ giá (Kỳ I): Lo tác động gián tiếp

Diendandoanhnghiep.vn Trước mắt, tỷ giá USD/VND tăng mạnh chưa áp gánh nặng lớn lên nhiều doanh nghiệp. Song từ nay đến cuối năm, nỗi lo tác động gián tiếp từ tỷ giá đã bắt đầu “nhen nhóm” với các nhà kinh doanh.

Theo giới chuyên gia, việc tỷ giá trong nước biến động mạnh trong những phiên vừa qua một phần cũng do đồng nhân dân tệ (CNY) tiếp tục giảm giá mạnh so với USD xuống mức 6,88 CNY/USD.

p/Đồng Nhân dân tệ (CNY) đang có xu hướng giảm giá so với VND.

Đồng Nhân dân tệ (CNY) đang có xu hướng giảm giá so với VND.

Mức tăng tỷ giá trong tầm kiểm soát

Tỷ giá những ngày đầu tháng 5 đã có mức tăng rất mạnh sau một thời gian khá bình ổn. Tỷ giá trung tâm của NHNN từ sau 22/4/2019 đã vượt mức 23.000 đồng/USD và đến nay vẫn giữ ở mức 23.047 đồng/USD (sáng 13/5). Trong khi đó, giá bán USD trên thị trường tự do vẫn dao động ở mức cao trong khoảng 23.350 - 23.400 đồng/USD. Còn tỷ giá của các ngân hàng thương mại (NHTM) nằm ở giữa khoảng này.

Tuy nhiên, sau 2 ngày Tổng thống Mỹ Donald Trump tăng thuế nhập khẩu từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, tỷ giá trung tâm của NHNN đã có sự điều chỉnh giảm nhẹ, dẫn đến tỷ giá niêm yết tại các NHTM cũng giảm theo.

Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM, chia sẻ: "Dù giá USD tăng nhưng các NHTM vẫn đáp ứng đủ ngoại tệ cho các nhu cầu thiết yếu và chính đáng của người dân, doanh nghiệp".

  Sự điều hành tỷ giá linh hoạt của NHNN, cộng với nguồn FDI tốt sẽ tiếp tục hỗ trợ ổn định tỷ giá. Tuy nhiên, nỗi lo dài hạn đối với các doanh nghiệp Việt Nam chính là sự suy yếu hơn nữa của CNY. 

Theo chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển, việc NHNN không tăng cung tiền mà tiếp tục giữ nhịp cho M2 (tiền mặt, tiền NHTM gửi tại NHTW và tiền gửi tiết kiệm) trong vòng kiểm soát và đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng kiên quyết ở 14%, đồng thời tăng nguồn dự trữ ngoại hối, trong đó có nền tảng từ FDI, kiều hối… đã và sẽ giúp cơ quan điều hành giữ được tỷ giá ở mức tăng thấp hoặc điều chỉnh cân bằng– không chao đảo theo thông tin kinh tế vĩ mô toàn cầu, hay phải đuổi theo các dòng tweets của Donald Trump cùng USD-Index. “Xét về tổng thể, tỷ giá hiện nay là 23.400 đồng/USD vẫn ở mức hợp lý ”, ông Đinh Thế Hiển nhấn mạnh.

Tác động kép - gián tiếp

Theo Bộ Công thương, xuất siêu trong quý 1/2019 là 536 triệu USD, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng và năm 2018 (2,7 tỷ USD). Trong khi đó, các nhu cầu về USD rất lớn, đặc biệt nhu cầu trả nợ vay quốc tế.

Dù vậy, áp lực lớn về cung cầu ngoại tệ vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Trong 2019, nguồn cân đối trả nợ vay quốc tế của Việt Nam được chuyên gia đánh giá sẽ “trông” nhiều vào FDI. Theo thống kê, đầu tư FDI 4 tháng 2019 đều tăng ở cả đăng ký mới và vốn thực hiện, cho thấy áp lực nói trên ở điểm tựa để giải tỏa. Vốn FDI được nhận định sẽ còn gia tăng khi các doanh nghiệp quốc tế tiếp tục dịch chuyển đầu tư vào Việt Nam dưới sức ép của thương chiến Mỹ- Trung.

Về vi mô, biến động tăng tỷ giá vừa qua chưa đủ lớn hoặc tiềm ẩn rủi ro bất định khiến doanh nghiệp âu lo. Song, nỗi lo gián tiếp lại đang “nhen nhóm” với nhiều bộ phận doanh nghiệp khác nhau. Căng thẳng thương mại Mỹ- Trung gia tăng sẽ khiến CNY sụt giảm. Năm 2018, CNY đã giảm mạnh và 2019, mức giảm được dự báo tiếp tục diễn ra nhưng thấp hơn năm trước (ở khoảng 5%). Điều này khiến các doanh nghiệp có giao thương trực tiếp với thị trường Trung Quốc theo một chiều xuất khẩu, chịu ảnh hưởng trực tiếp.

Ông Nguyễn Trung, một doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc cho biết, một số mặt hàng xuất khẩu chính của Công ty ông như sắn lát, thanh long… hiện đều được thanh toán bằng CNY. Khi quy đổi ra USD, doanh nghiệp cầm chắc thiệt hại. “Để cân bằng, chúng tôi đang tìm cách nhập khẩu thêm hàng Trung Quốc, nhưng chi phí phân phối khi mới làm thị trường quá lớn, doanh nghiệp cũng chưa thể chịu được ngay”, ông Trung nói.

TS. Trần Du Lịch – Thành viên Tổ tư vấn của Chính phủ cảnh báo, khi hàng Trung Quốc bị áp thuế cao vào Mỹ, sẽ tìm đường sang nước thứ ba, trong đó có Việt Nam, để tân trang lại, mang nhãn xuất xứ Việt Nam xuất đi tránh thuế, hoặc Việt Nam sẽ là điểm tiêu thụ lớn hơn nữa hàng hóa của Trung Quốc.

Kỳ II: Áp lực từ ngừng cho vay ngoại tệ

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Sóng” tỷ giá (Kỳ I): Lo tác động gián tiếp tại chuyên mục Tín dụng - Ngân hàng của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714185747 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714185747 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10