Startup Baemin Việt Nam đã ngừng hoạt động tại thị trường, nhưng không rõ lượng nhân sự cụ thể sẽ bị sa thải là bao nhiêu.
>>Tập đoan Alibaba đã mua Công ty khởi nghiệp giao đồ ăn trực tuyến ở Bangladesh HungryNaki
Startup Baemin được vận hành bởi Woowa Brothers Việt Nam, thành viên của liên doanh giữa Woowa Brothers, công ty giao đồ ăn đứng đầu tại Hàn Quốc và Delivery Hero, Tập đoàn công nghệ giao đồ ăn tại hơn 50 quốc gia.
Theo Tech in Asia, ông Jinwoo Song đã từ chức CEO vào giữa tháng 9, ngày sau đó bà Cao Thị Ngọc Loan được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành tạm thời của Baemin Việt Nam. Trong một email gửi tới nhân viên Baemin Việt Nam, quyết định rút lui khỏi hoạt động của chúng tôi tại Việt Nam không phải là một quyết định được xem nhẹ.
Ngày 10/6/2019, startup đặt đồ ăn hàng đầu tại Hàn Quốc “Baemin”, viết tắt của cụm từ Baedal Minjeok, chính thức gia nhập thị trường Việt Nam, sau khi thâu tóm Vietnammm.com. Mong muốn Baemin khi ra nhập thị trường Việt là giới thiệu những nét văn hóa, bản sắc cũng như công nghệ đặc trưng của xứ sở Kim Chi đến với quốc gia Đông Nam Á.
Thực tế, tại thị trường Việt Baemin đã tạo được dấu ấn khác biệt so với các ứng dụng giao đồ ăn khác khi vận hành nhà bếp riêng và có cách marketing rất thú vị. Thậm chí startup này còn xây dựng một Baemin Studio và một thương hiệu mỹ phẩm khá được đón nhận.
Tại báo cáo gần đây từ nhà xây dựng liên doanh Momentum Works, Baemin hiện nắm giữ 12% thị phần vào năm 2022, thấp hơn đáng kể so với 45% của Grab và 41% của ShopeeFood.
Cựu CEO Jinwoo Song từng mong muốn xây dựng hệ sinh thái xe máy điện toàn diện tại Việt Nam, bao gồm ứng dụng giao đồ ăn, nhà sản xuất xe máy điện, và tổ chức tài chính. Nhưng kế hoạch này sẽ khó được thực hiện, khi ông Jinwoo Song đã về Hàn Quốc.
>>AirAsia tấn công thị trường giao đồ ăn tại Singapore
Theo bà Ngọc Loan chia sẻ, thật không may, quyết định này đã được đẩy nhanh bởi môi trường giao đồ ăn đầy thách thức ở Việt Nam, đặc trưng bởi tính khuyến khích cao, bị thúc đẩy từsự cạnh tranh gay gắt và kỳ vọng cao của người tiêu dùng. Không rõ sẽ có bao nhiêu nhân viên ở Việt Nam bị ảnh hưởng từ lần cắt giảm việc làm. Hiện startup này đã ngừng hoạt động tại một số địa phương như Thái Nguyên, Hội An và Bắc Ninh. Dù có nhiều lợi thế phát triển, nhưng thị trường giao đồ ăn trực tuyến vẫn phải đối mặt với thách thức lớn nhất hiện nay, đó là sự phát triển bền vững.
Trước đó, thị trường này được thúc đẩy chủ yếu bởi sự cạnh tranh mã khuyến mãi giữa các ứng dụng công nghệ. Việc đầu tư vào mã khuyến mãi giúp các ứng dụng nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường, có lượng người sử dụng đông đảo hơn và nâng cao số lượng đơn hàng. Tuy nhiên, điểm bất cập của cuộc đua mã khuyến mãi là tạo nên một hướng đi chiếm lĩnh thị trường không bền vững và gây nên sự mất cân bằng cho thị trường mục tiêu.
Tin tức về sự hụt hơi của Baemin Việt Nam xuất hiện chỉ một ngày sau khi Foodpanda, một thương hiệu khác thuộc Delivery Hero, công bố quyết định giảm số lượng nhân viên trên khắp các thị trường châu Á - Thái Bình Dương. Ban lãnh đạo Baemin đang lưỡng lự giữa 2 phương án, bán mình hay đóng cửa toàn bộ hoạt động tại Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm