Startup dùng nấm vi sinh vật chống biến đổi khí hậu

Diendandoanhnghiep.vn Loam Bio đang phát triển giải pháp sử dụng nấm để tăng cường chất lượng và cải thiện khả năng giữ carbon của đất. Dự án gây ấn tượng với giới đầu tư và huy động được 100 triệu USD kể từ khi thành lập.

>>Các startup kỳ lân trên khắp thế giới tìm kiếm cơ hội hợp tác tại Việt Nam

Đất là nền tảng cho ngành lương thực, là nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật. Không chỉ vậy, đất còn giữ nước và giữ một lượng CO2 khổng lồ. Tuy nhiên khi trải qua các hoạt động khai thác nông nghiệp, chất lượng đất bị xói mòn, cũng như ảnh hưởng đến khả năng giữ CO2. Và đây chính là hiện trạng mà Loam Bio đang nhắm đến.

Thành lập vào năm 2019, Loam Bio có trụ sở tại Úc. Họ mong muốn làm chậm tốc độ phát triển của biến đổi khí hậu bằng cách tăng cường khả năng giữ CO2 của đất. Biện pháp mà startup này đang phát triển là một lớp phủ các hạt nấm vi sinh vật lên đất. Khi đó, các hạt nấm sẽ giúp cải thiện chất lượng đất, đồng thời cải thiện khả năng giữ CO2.

Dự án của Loam Bio gây ấn tượng với giới đầu tư và huy động được xấp xỉ 100 triệu USD kể từ khi thành lập.

Loam Bio là một phần trong nhóm các công ty trẻ đang cố gắng biến các quy trình tự nhiên thành một cách loại bỏ carbon. Các nhà khoa học dự đoán rằng nếu muốn đạt được mục tiêu về khí hậu và tăng trưởng kinh tế, mỗi năm thế giới phải loại bỏ đi 10 tỷ tấn CO2. Trong khi đó, nông nghiệp bền vững và các biện pháp hấp thụ carbon, kể cả giữ carbon trong lòng đất, có thể giúp loại bỏ trên dưới 4,1 tỷ tấn CO2.

Tuy nhiên dự án này cũng đối mặt với rất nhiều thách thức. Các chuyên gia nhận định rằng đưa carbon vào đất thì rất dễ, nhưng giữ carbon trong đất thì khó hơn rất nhiều. Đồng thời, việc mở rộng thương mại một sản phẩm như kiểu “lớp phủ hạt nấm vi sinh vật” cũng là vấn đề nan giải.

“Lợi dụng” một quá trình tự nhiên

Thông thường, thực vật hay hấp thụ CO2 và biến chúng thành đường thông qua quang hợp. Sau đó, thực vật tiết ra một số chất này qua rễ và đi vào lòng đất.

Có nhiều loại carbon đất khác nhau. Có loại phân hủy dễ dàng, có loại mất hàng nghìn năm. Một hệ vi sinh vật trong đất như vi khuẩn, virus và nấm sẽ làm suy giảm hợp chất carbon, khiến carbon được giải phóng trở lại khí quyển.

Trong khi đó, một số hợp chất carbon có thể kết hợp cố định với những khoáng chất trong đất, giúp chúng “kiên cường” hơn khi gặp vi khuẩn phân hủy đất. Và khi điều này xảy ra, thì carbon sẽ được lưu trữ trong đất từ hàng trăm đến hàng nghìn năm.

Các hạt nấm của Loam Bio được xử lý với màng phủ, giúp nấm phát triển rễ. Các loại nấm sống cộng sinh với cây trồng và giúp chuyển đổi những hợp chất carbon dễ phân hủy thành các dạng bền vững hơn. Kết quả này không chỉ có ích cho môi trường, mà còn có ích cho mùa vụ, vì lúc này chất lượng của đất đã được cải thiện.

Loam Bio đã làm việc với các nông dân trong vòng ba năm và mới tung ra sản phẩm thương mại đầu tiên tại Úc trong năm nay. Công ty ghi nhận mức tăng năng suất trung bình là 5,1% đối với cải dầu, 2,9% đối với lúa mạch và một số loài khác đang trong diện chờ xét duyệt.

Các thách thức

Bà Britt Koskella, phó giáo sư sinh thái học và tiến hóa tại Đại học California ở Berkeley, nhận định rằng giải pháp của Loam Bio là “2 trong 1”, vừa giúp cải thiện năng suất cây trồng vừa tăng khả năng giữ CO2. Đây là một cách làm hay, vì thông thường người ta hay xử lý từng mục tiêu một cách riêng biệt.

Tuy nhiên vấn đề ở đây là khi con người đưa vào một vi khuẩn với các đặc điểm theo ý muốn, thì họ cũng đang phá vỡ đi hệ vi sinh vật tự nhiên của cây trồng. Đồng thời, khi hướng hệ sinh vật này chỉ đi theo một vài chức năng cụ thể, vì tính đa dạng cũng bị ảnh hưởng.

Trong khi đó, ông Andy Bailey, nhà nghiên cứu thực vật ở Đại học Bristol, nhận định rằng lượng carbon tăng lên nhìn chung có lợi cho đất. Nhưng nếu carbon này khóa chặt với những hợp chất khác, thì sẽ gây ra nguy cơ cạn kiệt chất dinh dưỡng cho cây trồng.

Không chỉ vậy, ông cho rằng hệ sinh vật trong đất cũng có thể tự thay đổi để phá vỡ carbon cố định trong đất. Tức là giải pháp của Loam Bio sẽ không có giá trị lâu dài.

Hướng phát triển cho tương lai

Theo bà Koskella, các biện pháp thay thế phân bón hóa học, chẳng hạn phương pháp xử lý vi sinh vật giống kiểu của Loam Bio, khi mở rộng quy mô thì lại thường không đạt được tính hiệu quả như lúc thử nghiệm. Các vấn đề ở đây là tốn thời gian, cần điều chỉnh theo từng loại đất. Do đó việc thương mại hóa sản phẩm quả thực là một thách thức lớn.

Còn ông Bailey chỉ ra khác biệt trong thói quen canh tác. Ví dụ, nông dân Úc ít dùng thuốc diệt nấm. Còn người Châu Âu sử dụng thuốc diệt nấm nhiều hơn. Do đó giải pháp của Loam Bio sẽ có thể kém hiệu quả hơn tùy theo từng khu vực.

Bản thân Loam Bio cũng thực sự nhận thức được vấn đề này. Họ đang cho phát triển sản phẩm ở Úc, Mỹ và Brazil. Ở mỗi nơi thì sản phẩm lại được điều chỉnh để phù hợp với các bối cảnh nông nghiệp.

Kết luận về sản phẩm của Loam Bio, ông Bailey cho rằng đây không phải là viên thuốc thần kỳ cho toàn bộ. Thay vào đó, người dùng phải xem xét toàn diện trên toàn bộ hệ thống canh tác. Tuy nhiên đối với bà Koskella, lớp phủ hạt nấm vi sinh vật của Loam Bio chắc chắn sẽ trở thành một phần của nông nghiệp trong tương lai.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Startup dùng nấm vi sinh vật chống biến đổi khí hậu tại chuyên mục Khởi nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714562197 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714562197 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10