Với sản phẩm này, startup Kalogon đã gọi được 3,3 triệu USD tiền vốn đầu tư vòng hạt giống và tiền tài trợ liên bang từ Lực lượng Không quân Hoa Kỳ.
>>Startup Kredivo huy động thành công 270 triệu USD từ ngân hàng Mizuho
>> Dấu cộng nào cho kỷ nguyên ô tô thông minh?
Những người sử dụng xe lăn quá lâu thường có nguy cơ chấn thương vì máu lưu thông kém. Biết được điều này, startup Kalogon phát triển sản phẩm đệm thông minh giúp ngăn chặn tình trạng một bộ phận cơ thể nào đó bị tỳ đè quá lâu.
Chấn thương do tỳ đè là tình trạng một bộ phận trên cơ thể không nhận đủ máu và các tế bào bắt đầu chết đi. Hầu hết ai cũng từng trải qua giai đoạn đầu của tình trạng này. Đó là cảm giác thứ gì đó siết chặt quanh ngón tay và khiến máu không lưu thông được. Tuy nhiên không phải lúc nào nó cũng thể hiện rõ ra bên ngoài, hoặc khiến người ta cảm nhận được cơn đau rõ rệt.
Những người phải ngồi trong thời gian dài thường dễ đối mặt với chấn thương do tỳ đè. Đó không chỉ đơn giản là kiểu một nhân viên văn phòng ngồi làm việc lâu, vì nhân viên văn phòng có thể đứng lên ngồi xuống, làm vài động tác vươn vai xoay tay chân. Đối với những người không thể đứng lên hoặc duỗi người, hoặc người không cảm nhận được cơn đau báo hiệu, thì đây là một tình trạng nguy hiểm. Chấn thương do tỳ đè ảnh hưởng hàng triệu người và là nguyên nhân của hàng ngàn ca tử vong mỗi năm.
Theo lý thuyết, giải pháp của tình trạng này là làm giảm áp lực ở những phần cơ thể thường bị ảnh hưởng nhất, như mông, đùi và xương cụt, bằng các động tác kéo giãn cơ thể. Tuy nhiên không phải ai cũng tuân thủ nghiêm chỉnh theo khuyến cáo này.
Giải pháp thường thấy là mua một chiếc đệm rồi khoét bớt hoặc nén lại những phần nào đó cho phù hợp với hình dáng cơ thể người sử dụng. Tuy nhiên theo ông Tim Balz, nhà sáng lập kiêm giám đốc của startup Kalogon, thì giải pháp này không có tính lâu dài, khi cứ một hoặc hai tháng là phải đổi nệm mới, đó là còn chưa kể phải thực hiện lại các bước “điêu khắc đệm” như ở trên.
Ngoài ra hiện nay còn một giải pháp tiên tiến hơn, đó là đệm thông minh, gồm hai lớp có thể bơm căng và xả hơi theo trình tự, được sắp xếp xen kẽ để áp lực di chuyển, không dồn vào một chỗ. Tuy nhiên hiệu quả không mấy khả quan, vì diện tích tỳ đè được giảm là không đáng kể.
Giải pháp mà Kalogon đưa ra là một chiếc đệm thông minh tên Orbiter. Orbiter có năm vùng riêng biệt được điều khiển độc lập, tương ứng với xương cụt, đùi trái, đùi phải và vùng mông. Ở mỗi thời điểm, sẽ có bốn vùng được bơm căng, một vùng được xả khí, giúp người dùng có thể loại bỏ áp lực tỳ đè. Cứ sau vài phút thì áp lực sẽ được chuyển sang vùng kế tiếp.
Ông Balz cho biết ngoài cơ chế này, Orbiter còn được tích hợp thuật toán máy học cơ bản để các phần bơm hơi và áp lực có thể phù hợp nhất với từng cơ thể người dùng. Bên cạnh đó người dùng cũng có thể tự mình tùy chỉnh bằng ứng dụng hoặc hỗ trợ của người khác. Sau khi được thiết lập trình tự bơm - xả, Orbiter theo dõi áp lực ở các vùng khác nhau và tự biết điều chỉnh nếu người nghiêng về một bên lâu hơn bình thường (chẳng hạn lúc đánh máy hoặc ngủ gật).
Toàn bộ hệ thống nhận năng lượng từ pin. Phần pin này cho phép Orbiter hoạt động từ 14 - 16 tiếng với chế độ cài đặt mặc định (phân bổ trọng lượng sau mỗi ba phút).
Orbiter nhận về nhiều phản hồi tích cực từ người dùng, nhìn chung đều khen sản phẩm là một cải tiến lớn so với đệm bình thường hoặc đệm bán thông minh. Một khách hàng bày tỏ rằng mình có thể ngồi ghế với Orbiter trong bốn giờ mà không thấy khó chịu, điều mà anh ta chưa từng có được trong nhiều năm qua.
Bất chấp những tín hiệu khả quan này, bản thân ông Balz cũng thừa nhận rất khó chứng minh tính hiệu quả của Orbiter vì còn chưa đủ dữ liệu lâm sàng. Mặc dù công ty từng thực hiện nhiều cuộc nghiên cứu với người dùng, nhưng chưa có nghiên cứu lớn nào khẳng định Orbiter có khả năng giảm rủi ro chấn thương do tỳ đè. Tuy nhiên các bên đều nhất trí rằng sản phẩm đệm thông minh của Kalogon có khả năng giảm áp lực tốt, và đây là một phương pháp hay để giảm thiểu tình trạng chấn thương do tỳ đè.
Hiện Bộ Thương Binh Mỹ (VA) đang thử nghiệm triển khai sản phẩm Orbiter. Mặc dù kết quả chưa chính thức công bố, thế nhưng việc VA đang đặt thêm nhiều đơn hàng và hợp tác với Kalogon trong việc nghiên cứu sử dụng Orbiter phần nào chứng minh được hiệu quả của sản phẩm này. Bản thân Kalagon vừa huy động được 3,3 triệu USD tiền vốn đầu tư vòng hạt giống và tiền tài trợ liên bang từ Lực lượng Không quân Hoa Kỳ.
Có thể bạn quan tâm