Hình ảnh ngành giáo dục và những phát biểu chắc nịch của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tại kỳ họp Quốc hội vừa qua sẽ được kiểm chứng ít nhiều sau kết quả xử lý vụ việc động trời ở Hà Giang.
Chưa biết "ai còn ai mất" sau vụ sửa điểm có thể nói lớn nhất trong vài chục năm bị phát hiện. Dư luận phát hết công suất lắng nghe câu trả lời từ lãnh đạo tỉnh Hà Giang và Bộ Giáo dục và Đào tạo. Rất mong ngóng!
Rất không hay ho tí nào, vì trong số hàng trăm bài thi được sửa điểm, có không ít con nhà quyền thế, có người không cần "xin" nhưng vẫn được “cho”, thế mà có hàng trăm ngàn người chạy quanh xin thứ chính đáng là việc làm thì chẳng ai rộng lượng.
Miệng nhà quan có gang có thép quả không sai tí nào, vụ bổ nhiệm người nhà ở địa phương nọ sau khi bị lên mặt báo thì “quan cha” mới hớt hải, “anh em trình lên do sơ suất nên không để ý”, vậy mà có rất nhiều người phấn đấu cả chục năm, cổ dài hơn thân mà không ai trình giúp cho!
Pha sửa điểm ngoạn mục với tốc độ 6 giây/bài chẳng khác nào một cú “quy hoạch” từ trong trứng, đặt con em nhà có “điều kiện” vượt lên trên tất cả. Viễn cảnh sáng bừng mở ra trước mắt: Một ngôi trường đẹp, tấm bằng đẹp, ngành học rộng cửa đi làm ngay.
Đây không còn là một tiêu cực gói gọn trong ngành giáo dục mà là sự thụt lùi của tiến bộ xã hội, gieo rắc sự bất công. Nếu vì Hà Giang mà phải làm cuộc tổng thanh tra toàn quốc thì vô cùng tốn kém công sức và tiền bạc.
Có thể bạn quan tâm
06:21, 19/07/2018
11:34, 18/07/2018
05:00, 18/07/2018
12:10, 08/07/2018
16:03, 30/06/2018
08:02, 12/06/2018
16:08, 11/06/2018
Có vô số ý kiến tranh luận tiêu cực vừa rồi là tại kiểu thi “2 in 1” hay là do đạo đức người thi hành công vụ? Nhưng vì đâu cũng không nên vội vàng “ném đá” một sáng kiến của Bộ cách đây mấy năm, kỳ thực thi gộp đem lại không ít thuận lợi cho thí sinh và phụ huynh.
Bài viết xin đóng góp vài ý kiến nhỏ:
Nói không ngoa, thi đại học riêng biệt là biểu tượng chất lượng nền giáo dục, điểm số 3 môn cho thấy khá rõ chất lượng thi sinh. Có thể nâng đỡ học sinh ở các trường phổ thông nhưng thi đại học sẽ “lòi đuôi” giỏi hay dốt ngay tức khắc.
Hình ảnh ngành giáo dục và những phát biểu chắc nịch của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tại kỳ họp Quốc hội vừa qua sẽ được kiểm chứng ít nhiều sau kết quả xử lý vụ việc động trời ở Hà Giang. Dư luận đang rất mong ngóng!
Mục đích của kỳ thi tốt nghiệp THPT là để chứng nhận xong chương trình mang tính phổ cập, còn mục đích của thi đại học là tuyển chọn nhân tài, nhân lực phục vụ xã hội. Hai mục đích khác nhau nên cần có phương tiện, công cụ khác nhau để thực hiện.
Một tú tài dỏm không nguy hiểm bằng một cử bác sỹ, kỹ sư… dỏm. Nói vậy có nghĩa “nhất cử lưỡng tiện” ở đây dường như không đúng về mặt logic, ít ra sụ phi lý ấy đã được chứng minh qua vụ việc ở Hà Giang.
Kỳ thi gộp khiến nhiều thứ rắc rối được rút gọn lại, nhưng tiêu cực được nhân đôi, người ta có thể “chạy” một lần trúng cả hai; sai một lần nhân lên gấp đôi… và tất cả không thể xử lý một lần là xong!