“Sứ mệnh cáng đáng” của Vietcombank

Diendandoanhnghiep.vn Đã hàng chục năm nay, Vietcombank luôn là đơn vị cung ứng vốn trên thị trường liên ngân hàng, trở thành cánh tay nối dài của Ngân hàng Nhà nước trong việc thực thi điều hành chính sách tiền tệ.

>> Fitch Ratings nâng xếp hạng tín nhiệm đối với Vietcombank

>> Ngành ngân hàng đã “thích ứng với thế giới biến động” ra sao trong năm 2022?

Bước sang năm 2023, các chuyên gia đều nhận định bối cảnh thế giới vẫn diễn biến phức tạp, lạm phát toàn cầu, đặc biệt là Mỹ vẫn ở mức cao, kéo theo đó là tình trạng các nước tiếp tục nâng lãi suất để bảo vệ tỷ giá, chống lạm phát. Với độ mở của nền kinh tế gần gấp hai lần so với GDP, thị trường tài chính tiền tệ nói riêng khó tránh khỏi các cú va đập từ bên ngoài. Trong những thời khắc khó khăn đó, những ngân hàng có bề dày lịch sử, có tầm nhìn chiến lược dài hạn, quản trị hệ thống vững vàng, bộ máy vận hành chuẩn mực và hiệu quả, tiệm cận với thông lệ thế giới, kiểm soát tốt rủi ro sẽ luôn luôn khẳng định được vị thế của mình. Vietcombank là một trường hợp như vậy.

Khi khó khăn có… Vietcombank

Là định chế tài chính Nhà nước nắm giữ 74,8% vốn điều lệ, khi hoạt động hiệu quả, cổ đông hưởng lợi nhiều nhất là Nhà nước thông qua việc thực hiện nghĩa vụ đóng góp ngân sách. Con số này của năm 2021 là 11.300 tỷ đồng, bao gồm cả nộp ngân sách và chia cổ tức bằng tiền mặt. Năm 2022 Vietcombank chưa thực hiện chia cổ tức nhưng riêng nộp ngân sách đã lên tới hơn 8.400 tỷ đồng, duy trì vị trí doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất nền kinh tế.

Đã hàng chục năm nay, Vietcombank luôn là đơn vị cung ứng vốn trên thị trường liên ngân hàng, trở thành cánh tay nối dài của Ngân hàng Nhà nước trong việc thực thi điều hành chính sách tiền tệ.

Vietcombank luôn là đơn vị cung ứng vốn trên thị trường liên ngân hàng, trở thành cánh tay nối dài của Ngân hàng Nhà nước trong việc thực thi điều hành chính sách tiền tệ.

Tiếp đó là chia sẻ lợi ích với doanh nghiệp thông qua giảm lãi suất. Tháng 11 và 12/2022, ngân hàng giảm đồng loạt 1% lãi suất cho khách hàng, chấp nhận giảm thu nhập gần 500 tỷ đồng. Cũng theo lãnh đạo Vietcombank, từ 1/1/2023 đến 30/4/2023, ngân hàng sẽ giảm tiếp 0,5% lãi suất đối với khách hàng có dư nợ hiện hữu VND. Đáng chú ý, động thái giảm lãi suất tiền vay của Vietcombank đã tạo hiệu ứng giảm lãi suất tại hàng loạt ngân hàng khác sau đó.

Nhưng chừng đó là chưa đủ nói lên vị thế của một định chế tạo lập thị trường. Đã hàng chục năm nay, Vietcombank luôn là đơn vị cung ứng vốn trên thị trường liên ngân hàng, trở thành cánh tay nối dài của Ngân hàng Nhà nước trong việc thực thi điều hành chính sách tiền tệ, trong đó không thể không nhắc tới việc cung ứng ngoại tệ ra thị trường góp phần điều tiết thị trường ngoại hối cũng như VND hỗ trợ thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng.

Đặc biệt, Vietcombank cũng là đơn vị được Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước tin tưởng “chọn mặt gửi vàng” tham gia tái cơ cấu các tổ chức tín dụng yếu kém. Vai trò của Vietcombank càng trở nên quan trọng vào những giai đoạn khó khăn của ngành ngân hàng.

Tính đến thời điểm hiện tại, quy mô vốn hóa của Vietcombank lên tới 16,5 tỷ USD, xấp xỉ 5% GDP, đứng thứ 100 trong số các ngân hàng niêm yết lớn nhất trên toàn cầu về quy mô vốn hóa, theo xếp hạng của Reuters.

Hóa giải thách thức trong 2022

Nền kinh tế Việt Nam sau 2 năm vật lộn vì đại dịch, hầu hết mọi hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh ngưng trệ, đang chuẩn bị bắt tay làm lại từ đầu, đã phải đối mặt với cú bồi đứt gãy chuỗi cung ứng, giá năng lượng tăng kỷ lục từ cuộc xung đột Nga – Ukraine nay lại thêm áp lực tỷ giá. Thống kê của trang dữ liệu Wichart về tỷ giá bán ra từ một ngân hàng đứng đầu kinh doanh ngoại tệ cho thấy, VND mất giá tới 8,51% trong khoảng thời gian từ 21/10/2022 đến 29/11/2022. Thực ra, áp lực tỷ giá với Việt Nam bắt đầu từ cuối quý I/2022 khi mà cả thế giới dồn dập tăng lãi suất bảo vệ nội tệ như nói trên.

>> Vietcombank lần thứ 8 liên tiếp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam 

>> NHNN: 2023, các ngân hàng sẵn sàng hy sinh lợi nhuận để giảm lãi suất

Trước tình huống này, Ngân hàng Nhà nước buộc phải tăng lãi suất để bảo vệ VND và kiểm soát lạm phát. Với 2 lần điều chỉnh tăng lãi suất điều hành, đã kéo theo lãi suất huy động lên tới mức 8 – 11%/năm và lãi suất cho vay tới 15 – 16%, gây áp lực rất lớn đến hoạt động của các ngân hàng trong việc cân đối thanh khoản. Bù lại, đến cuối năm 2022, tỷ giá và lạm phát đã được kiểm soát ở mức hợp lý.

Tính đến thời điểm hiện tại, quy mô vốn hóa của Vietcombank lên tới 16,5 tỷ USD, xấp xỉ 5% GDP, đứng thứ 100 trong số các ngân hàng niêm yết lớn nhất trên toàn cầu về quy mô vốn hóa, theo xếp hạng của Reuters.

Tính đến thời điểm hiện tại, quy mô vốn hóa của Vietcombank lên tới 16,5 tỷ USD, xấp xỉ 5% GDP, đứng thứ 100 trong số các ngân hàng niêm yết lớn nhất trên toàn cầu về quy mô vốn hóa, theo xếp hạng của Reuters.

Kinh doanh trong môi trường đó, Vietcombank vừa phải chịu va đập của thị trường, vừa phải đảm bảo hiệu quả đồng vốn với cổ đông, đặc biệt là khi cổ đông Nhà nước đang nắm giữ 74,8% vốn điều lệ, vừa thực hiện các nghĩa vụ với thị trường trên vai trò là định chế tạo lập.

Như nói trên, dù là ngân hàng chuẩn mực từ vận hành đến năng lực tài chính nhưng với Vietcombank, việc đối mặt với những khó khăn của thị trường để giải bài toán hiệu quả kinh doanh cũng không hề đơn giản.

Theo cập nhật mới nhất, tính đến hết năm 2022, bức tranh lợi nhuận của Vietcombank vẫn giữ được phong độ vốn có; tuy nhiên, khác biệt là sự đa dạng trong cấu trúc lợi nhuận và đặc biệt là tiết giảm chi phí vận hành.

Thứ nhất, bên cạnh thu nhập từ lãi chiếm khoảng 77% thì thu dịch vụ (sau khi thực hiện miễn toàn bộ phí giao dịch chuyển tiền trên kênh số, phí quản lý tài khoản… với số phí đã miễn ước tính trên 1.500 tỷ đồng) vẫn đạt được mức tăng trưởng khá. Trong đó, có sự đóng góp lớn của dịch vụ tài trợ thương mại, với doanh số tăng trưởng ~ 32% và thị phần nâng từ 15% lên  18,5%, thêm 3,5% so với năm trước, thu nhập thuần từ dịch vụ tài trợ thương mại tăng trưởng tới ~ 46%.

Một nguồn thu dịch vụ thứ hai là phân phối bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance). Đây là năm thứ 3, Vietcombank triển khai thỏa thuận với đối tác Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam (FWD) phát triển loại hình dịch vụ này. Tốc độ tăng trưởng doanh số từ dịch vụ này trong năm qua lên tới 135%, gấp đôi so với mức tăng bình quân chung của toàn thị trường, thể hiện tốc độ bứt phá rất nhanh của nhà băng này.

Ngoài ra, đóng góp một phần không nhỏ vào kết quả thu ngoài lãi còn có sự góp mặt của nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ với tốc độ tăng trưởng thu nhập gần 32% trong năm qua.

Thứ hai, xét về chi phí hoạt động, Vietcombank là đơn vị kiểm soát chi phí hoạt động khá tốt, thể hiện ở hệ số CIR (Cost to Income Ratio, phản ánh chi phí trên thu nhập của ngân hàng, hệ số này càng thấp thì hiệu quả hoạt động tài chính càng cao).

Năm 2022, hệ số CIR của ngân hàng được quản trị ở mức rất thấp, chỉ 31%, tương đương năm 2021, thấp hơn nhiều mức 34-35% của các năm trước và khá thấp so với mặt bằng chung của thị trường.

Tự đặt cho mình sứ mệnh “cáng đáng thị trường”, trong 2023, Vietcombank sẽ có nhiều hơn những cam kết mạnh mẽ trong việc chủ động, tiên phong thực hiện các chính sách điều hành của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước với nỗ lực vì mục tiêu phục hồi và phát triển kinh tế của đất nước.

Tự đặt cho mình sứ mệnh “cáng đáng thị trường”, trong 2023, Vietcombank sẽ có nhiều hơn những cam kết mạnh mẽ trong việc chủ động, tiên phong thực hiện các chính sách điều hành của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước với nỗ lực vì mục tiêu phục hồi và phát triển kinh tế của đất nước.

Một điểm nổi bật tiếp theo về kiểm soát chi phí là trích lập dự phòng rủi ro. Năm 2022 là năm rất khó khăn nhưng nhờ kiểm soát tốt chất lượng tín dụng nên chi phí dự phòng dù đã được trích lập đầy đủ theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước và thông lệ quốc tế nhưng cũng chỉ ở mức ~ 9.400 tỷ đồng, thấp hơn mức 11,7 nghìn tỷ đồng của năm 2021. Đây chính là yếu tố quan trọng làm cho lợi nhuận ngân hàng gia tăng.

Trong quản trị ngân hàng, giới phân tích tài chính vẫn nhìn vào tỷ lệ trích lập/dư nợ, hay là chi phí tín dụng (Cost of credit) để đánh giá hiệu quả quản trị rủi ro đến đâu. Hiện tại, hệ số này của Vietcombank chỉ ~ 0,8%, mức thấp nhất trong nhiều năm gần đây, mặc dù ở những thời đỉnh điểm khó khăn của một số năm trước, chỉ số này đã từng 1,3 – 1,5%. Đáng chú ý, mức trích lập nói trên đã bao gồm trích lập 100% dự phòng nợ cơ cấu theo Thông tư 01, Thông tư 03 của Ngân hàng Nhà nước (từ năm 2021). Hiện Vietcombank cũng là ngân hàng có tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu cao nhất thị trường, ~ 465%.

Thứ ba, thêm một yếu tố nữa tạo nên hiệu quả hoạt động của Vietcombank trong năm 2022 là NIM (Net Interest Margin, chỉ số này phản ánh sự chênh lệch tỷ lệ giữa thu nhập lãi và chi phí lãi của ngân hàng).

Theo đó, NIM đã được cải thiện từ mức 3,27% của năm 2021 lên 3,51% trong năm 2022. Bên cạnh việc quản trị hiệu quả nguồn vốn – sử dụng vốn thì NIM có sự cải thiện một phần nhờ ngân hàng duy trì tỷ trọng vốn không kỳ hạn (CASA) ở mức cao, xếp thứ 4 toàn thị trường về tỷ trọng (sau Techcombank, MB, MSB) nhưng đứng số 1 về số tuyệt đối. Trong bối cảnh các ngân hàng khác đều giảm tỷ trọng CASA nhưng ở Vietcombank, nguồn vốn này vẫn giữ ổn định ở  mức 34% . Ngoài ra, việc tiếp tục dịch chuyển cơ cấu danh mục tín dụng theo hướng gia  tăng tỷ trọng bán lẻ cũng là một yếu tố giúp cải thiện NIM. Tỷ trọng tín dụng bán lẻ tại Vietcombank cuối năm 2022 đã ở mức ~ 55,1%.

Tự đặt cho mình sứ mệnh “cáng đáng thị trường”, trong 2023, Vietcombank sẽ có nhiều hơn những cam kết mạnh mẽ trong việc chủ động, tiên phong thực hiện các chính sách điều hành của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước với nỗ lực vì mục tiêu phục hồi và phát triển kinh tế của đất nước.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Sứ mệnh cáng đáng” của Vietcombank tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713305271 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713305271 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10