Sửa Luật Các tổ chức tín dụng: Ngăn ngừa sở hữu chéo

Diendandoanhnghiep.vn Luật Các tổ chức tín dụng đã bộc lộ nhiều bất cập cần xem xét, sửa đổi cho phù hợp với thị trường, chấm dứt tình trạng sở hữu chéo,đồng thời tránh sự lạm quyền của các cổ đông lớn…

Luật Các tổ chức tín dụng cần được cập nhật các quy định mới để bao quát hơn các hoạt động ngân hàng. Ảnh: T.L

Luật Các tổ chức tín dụng cần được cập nhật các quy định mới để bao quát hơn các hoạt động ngân hàng. Ảnh: T.L

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước vừa có báo cáo rà soát, nghiên cứu Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng năm 2017 và định hướng những nội dung chỉnh sửa Luật các Tổ chức tín dụng.

Theo Ngân hàng Nhà nước, Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi năm 2017 đã giúp hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để xử lý cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém bằng các hình thức phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống.

Luật đã nâng cao năng lực quản trị, điều hành, xử lý tình trạng sở hữu chéo, cảnh báo sớm, can thiệp sớm với các tổ chức tín dụng yếu kém. Đồng thời, bổ sung việc quy định cụ thể việc xây dựng, phê duyệt phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp, điều kiện áp dụng, nội dung phương án, biện pháp hỗ trợ thực hiện phương án.

Mặt khác, luật cũng bổ sung quy định về biện pháp can thiệp sớm để kiểm soát tổ chức tín dụng có dấu hiệu yếu kém nhưng chưa đến mức phải kiểm soát đặc biệt; hoàn thiện quy định về chuyển giao bắt buộc, phá sản các tổ chức tín dụng yếu kém, quy định cụ thể về trường hợp, trình tự, thủ tục phê duyệt, nội dung phương án chuyển giao bắt buộc, phá sản...

Tuy nhiên, quá trình thực hiện, Ngân hàng Nhà nước cũng phát hiện còn nhiều bất cập cần xem xét, sửa đổi để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng phù hợp với nguyên tắc thị trường, tiếp tục hoàn thiện khung pháp luật về xử lý nợ xấu, chấm dứt tình trạng sở hữu chéo...

Theo đó, định hướng những nội dung chỉnh sửa Luật các Tổ chức tín dụng tới đây, Ngân hàng Nhà nước sẽ bổ sung nhiều quy định để nâng cao tính an toàn hệ thống cũng như tăng các chế tài liên quan đến tái cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém.

Về nâng cao yêu cầu quản trị, điều hành, hạn chế lạm dụng quyền cổ đông lớn, quyền quản trị, điều hành để thao túng hoạt động của tổ chức tín dụng, cơ quan này dự kiến sửa đổi, bổ sung các quy định về an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng nhằm ngăn ngừa sở hữu chéo, ngăn ngừa việc lạm dụng quyền quản trị, điều hành, quyền cổ đông lớn để thao túng hoạt động của tổ chức tín dụng.

Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm tỷ lệ nắm giữ của 01 cổ đông, cổ đông và người có liên quan của cổ đông để hạn chế việc chi phối, thâu tóm, đảm bảo tính đại chúng của tổ chức tín dụng. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng sửa đổi, bổ sung quy định tổ chức quản trị, điều hành của Quỹ tín dụng nhân dân.

Về các vấn đề về nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ thực hiện: Giảm tỷ lệ giới hạn cấp tín dụng và nghiên cứu, rà soát về các tỷ lệ an toàn khác trong hoạt động của tổ chức tín dụng cổ phần; sửa đổi, bổ sung quy định về không cùng đảm nhiệm chức vụ của người quản lý, điều hành tổ chức tín dụng; sửa đổi, bổ sung quy định về nội dung hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô...

Về tái cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém, Ngân hàng Nhà nước dự định sẽ sửa đổi một số quy định về cơ cấu lại tổ chức tín dụng cho phù hợp với thực tiễn triển khai thi hành quy định về kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng, xử lý tổ chức tín dụng yếu kém; tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc; biện pháp hỗ trợ tổ chức tín dụng được áp dụng can thiệp sớm...

Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước sẽ bổ sung một số quy định mới. Trong đó nổi bật là cơ chế miễn trừ trách nhiệm cho các cán bộ thanh tra, giám sát trước các rủi ro pháp lý trong quá trình xử lý tổ chức tín dụng yếu kém. Bởi lẽ, Ngân hàng Nhà nước cho rằng, việc xử lý tổ chức tín dụng yếu kém là vấn đề khó khăn, phức tạp và gây ra rủi ro pháp lý cho Ngân hàng Nhà nước nói chung cũng như các cán bộ tham gia trực tiếp vào quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

>>Sửa Luật Viễn thông: Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh

hhihiihiii

 Cơ quan chức năng cần đặc biệt quan tâm vấn đề sở hữu chéo, sở hữu cổ phần vượt mức quy định của các tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng. Ảnh minh họa

Nêu quan điểm với Diễn đàn Doanh nghiệp về những bất cập, hạn chế của Luật các tổ chức tín dụng hiện nay, luật sư Nguyễn Trọng Hiệp – Giám đốc Công ty Luật HPVN đặc biệt lo lắng trước nguy cơ quyền cổ đông lớn của tổ chức tín dụng bị lạm dụng để “thao túng” hoạt động. Do đó cần sớm bổ sung những quy định chi tiết, cụ thể để kiểm soát, ngăn chặn nguy cơ lách luật để ngầm sở hữu chéo, sở hữu vượt mức cổ phần của các tổ chức, cá nhân tại các tổ chức tín dụng.

Cụ thể theo luật sư Nguyễn Trọng Hiệp, những năm gần đây, dù câu chuyện vượt giới hạn sở hữu chéo, sở hữu cổ phần của các tổ chức cá nhân tại các ngân hàng thương mại cơ bản đã được xử lý. Tuy nhiên, vị luật sư này cho rằng, thực tế vẫn luôn tồn tại mối lo ngại xảy ra tình trạng lách luật để ngầm sở hữu vượt mức quy định và sở hữu chéo giữa ngân hàng với doanh nghiệp sân sau của cổ đông, nhóm cổ đông ngân hàng. Điều này khiến hoạt động của các ngân hàng có thể bị thao túng, chi phối bởi các cổ đông, nhóm cổ đông tiềm ẩn nguy cơ hoạt động của tổ chức tín dụng thiếu công khai, minh bạch… gây ra nhiều rủi ro đối với thị trường tài chính.

“Do đó, cơ quan chức năng cần đặc biệt quan tâm vấn đề sở hữu chéo, sở hữu cổ phần vượt mức quy định của các tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng”, luật sư Nguyễn Trọng Hiệp nói.

Đồng quan điểm, luật sư Nguyễn Thành Luân – Giám đốc Công ty Luật TNHH Hà Việt cho rằng, Chính phủ cần rà soát lỗ hổng pháp luật, sửa đổi bổ sung hoàn thiện các quy định về cơ chế giám sát sở cổ phần của cổ đông và đặc biệt đối với người liên quan.

“Phải bao trùm được tối đa những cá nhân, tổ chức có mối quan hệ liên quan với các cổ đông theo các nhóm lợi ích có nguy cơ thao túng, chi phối hoạt động của các tổ chức tín dụng”, luật sư Nguyễn Thành Luân nói.

Bên cạnh đó, luật sư Luân cũng cho rằng, phải thường xuyên giám sát, kiểm tra đảm bảo các tổ chức tín dụng tuyệt đối tuân thủ quy định về giới hạn tín dụng. Theo đó, tổng dư nợ tín dụng với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng. Tổng dư nợ của một khách hàng và người liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng.

“Quy định này nếu được thực hiện nghiêm sẽ góp phần hạn chế sự thao túng, kiểm soát quyền lực của các cổ đông lớn có thể bẻ lái dòng vốn từ ngân hàng chảy vào các quan hệ sở hữu chéo, doanh nghiệp sân sau”, luật sư Nguyễn Thành Luân nêu quan điểm.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Sửa Luật Các tổ chức tín dụng: Ngăn ngừa sở hữu chéo tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713289594 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713289594 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10