Dĩ nhiên, Jared Diamond không chỉ nói về súng ống, công nghiệp sắt thép hay vi sinh vật học một cách đơn thuần như tiêu đề cuốn sách.
>>Khởi đầu mới
Gần đây, cuốn sách “Súng, vi trùng và thép” của giáo sư địa lý Jared Diamond được tìm kiếm rất nhiều. Ngoài nội dung đồ sộ mô tả lịch sử 13.000 năm lịch sử loài người, không bó hẹp mà luôn gợi ra những suy nghĩ, tranh luận thì chính cái tiêu đề đậm đặc ẩn dụ của nó đã là một sự kích thích mạnh mẽ.
Dĩ nhiên, Jared không nói về súng ống, công nghiệp sắt thép hay vi sinh vật học như tiêu đề cuốn sách. Mà mệnh đề trên đề cập đến 3 xác quyết làm thay đổi thế giới. Những cuộc xâm lược lẫn nhau, cá lớn nuốt cá bé; những cuộc cách mạng công nghiệp và những tai họa đến từ thiên nhiên.
Tác giả đặt vấn đề “Tại sao lịch sử đã diễn ra trên mỗi châu lục một khác?” và cũng chính chủ biên cuốn sách đã trả lời “Diễn trình lịch sử của mỗi dân tộc một khác do những khác biệt giữa môi trường sống của các dân tộc, chứ không phải do những khác biệt về sinh học giữa bản thân các dân tộc đó.”
Zambia được thiên nhiên ban tặng rất nhiều lợi thế để phát triển kinh tế: Nguồn năng lượng thủy điện dồi dào, khoáng sản quý hiếm, khí hậu ấm áp, nhưng hãy xem thu nhập bình quân đầu người của đất nước châu Phi kém hơn Hà Lan 33 lần! Một quốc gia thấp hơn mực nước biển trung bình 1m, nhập khẩu ròng năng lượng.
Vậy, nếu nguồn tài nguyên thiên nhiên và điều kiện về con người chưa đủ làm giàu cho đất nước thì yếu tố nào sẽ quyết định? Rõ ràng, đặt Zambia bên cạnh Hà Lan quá khập khiễng về mặt thể chế, chính sách, luật pháp, tính linh hoạt của bộ máy nhà nước. Đó là vấn đề.
Dưới con mắt của nhà địa lý, Jared Diamond không hoàn toàn đồng tình với các chính trị gia, kinh tế gia về cách giải thích hai mô hình biểu tượng chênh lệch phát triển giữa Hà Lan và Zambia; Hàn Quốc, Triều Tiên hay châu Âu - châu Phi. Ông bổ sung và có phần nghiêng về lý do “địa chính trị”, khí hậu đã làm thay đổi cục diện phát triển.
“Bản đồ kinh tế châu Phi giống như chiếc bánh kẹp với miếng thịt băm dày nằm giữa hai lát bánh mì mỏng dính mà phần thịt băm tương đương với các nước nhiệt đới nghèo, còn hai lát bánh mì là 10 quốc gia ôn đới giàu hơn một chút”.
Hà Lan và châu Âu có “thép”, tức là sở hữu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất khởi phát tại Anh, nếu truy nguyên một chút, thành tựu này có cơ sở từ nền văn minh, dân chủ Hy Lạp - La Mã cổ đại, như Engels nói “không có văn minh Hy - La thì không có văn minh châu Âu, không có văn minh châu Âu thì không có văn minh nhân loại”.
>>Chủ nghĩa thực dân kỷ thuật số
Jared lý giải, sở dĩ Pizarro (một cái tên rất châu Âu) đã bắt sống Atahualpa, một quần cư thổ dân ở Peru nhờ kỹ thuật quân sự dựa trên súng ống, đạn được bằng thép, hàng hải phát triển và dịch bệnh chết chóc xuất phát từ lục địa Âu - Á. Đó là những biểu trưng sức mạnh của các đế chế phát triển nhất hành tinh.
Vi trùng đóng một vai trò quan trọng trong nhiệm vụ định hình cục diện thế giới, 8 triệu người Indians (Anh - điêng) ở Hispaniola đã biến mất hoàn toàn khi nhà thám hiểm Columbus đem văn minh châu Âu đến; bệnh sởi giết chết ¼ dân số đảo Fiji; bệnh lậu, lao và cúm du nhập từ Âu châu khiến dân số Hawaii giảm từ nửa triệu xuống còn 84 nghìn người.
Jared Diamond đề xuất cách giải thích sự vận động và tồn tại của thế giới dựa vào góc nhìn kỹ trị “súng, vi trùng và thép”, nó hoàn toàn khác với những gì mà K. Marx, Engels đã từng chứng minh trước đó.
Hai triết gia lỗi lạc thế kỷ 19 đưa ra quan điểm “lịch sử loài người từ khi có nhà nước tới nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp”. Dựa vào học thuyết tế bào xác định sự thống nhất về mặt nguồn gốc và hình thức giữa động vật và thực vật và thuyết tiến hóa đã khắc phục được quan điểm cho rằng giữa thực vật và động vật không có sự liên hệ; là bất biến.
Cũng như tác giả “súng, vi trùng và thép”, Mark xuất phát từ lao động, săn bắt hái lượm, làm nông nghiệp tự cung tiến lên sản xuất hàng hóa nói chung để giải thích sự vận động của thế giới, nhưng Mark tập trung chủ yếu vào chủ nghĩa tư bản với đặc tính đam mê “giá trị thặng dư” của nó cũng dẫn đến kết quả như “súng, vi trùng và thép”.
Đó là những cuộc xâm chiếm thị trường, khai thác thuộc địa của chủ nghĩa tư bản, gieo rắc chết chóc, diệt chủng lên các dân tộc ở châu Phi, châu Á, Mỹ Latin; vơ vét tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cách mạng công nghiệp.
Theo Mark, sự chênh lệch phát triển, chênh lệch giàu nghèo, bất công xã hội là do chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, nói cách khác ai nắm được tư liệu sản xuất kẻ đó là chủ.
Ở điểm này, các tác giả đã bắt gặp nhau. Nguyên lý căn bản của Jared là: sự thuận lợi của địa lý, khí hậu giúp phát triển sản xuất lương thực. Khi con người đạt được những nhu cầu cơ bản của mình về ăn, mặc, ở, thì tiếp theo lịch sử nhân loại được chứng kiến sự ra đời của những phát minh.
>>Ai đang điều khiển chúng ta?
Tuy nhiên, có vẻ như Jared hơi sa đà vào địa lý khí hậu, khi ông cho rằng vùng Trung Đông “Lưỡi liềm phì nhiêu” đã đánh mất lợi thế do lượng mưa ít “nên tốc độ cây mọc lại không theo kịp tốc độ huỷ diệt rừng”. Khi môi trường bị huỷ hoại thì lẽ dĩ nhiên vùng Lưỡi liềm phì nhiêu không thể phát triển thêm được nữa.
Có vẻ như Jared đã bỏ qua Israel, liên tục phát minh và ứng dụng công nghệ để cải tạo sa mạc thành trung tâm nông nghiệp công nghệ cao, UAE xây cả thành phố thịnh vượng trên biển hay Nhật Bản chỉ cần 2% dân số làm nông nghiệp để biến núi lửa, đá mắc ma thành nền nông nghiệp đồ sộ, và Việt Nam - vốn thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp liệu có thể trở thành cường quốc trong lĩnh vực này?
Súng, vi trùng và thép hiện nay đang nổi bật tính thời sự của nó. Virus Corona, cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và “khẩu súng tài chính Trung Quốc” có thể làm thay đổi thế giới theo cách ngược lại, dịch chuyển trung tâm từ phương Tây về phương Đông?
Nếu kỷ nguyên phương Tây chấm dứt thì nguyên nhân có phải do khí hậu, địa lý và sản xuất lương thực? Nếu vậy, biến đổi khí hậu có vai trò như thế nào đối với cục diện toàn cầu?
Còn tiếp…
Có thể bạn quan tâm