Tái cấu trúc Vùng hướng đến động lực phát triển các ngành kinh tế hướng đến hiệu quả và đổi mới sáng tạo tập trung và thâm dụng công nghệ và đổi mới mô hình tăng trưởng...
>> Tái cấu trúc bền vững vùng kinh tế Đông Nam Bộ (Kỳ 1): Các điểm nghẽn
Quan điểm tái cấu trúc kinh tế Vùng: Hướng đến động lực phát triển các ngành kinh tế hướng đến hiệu quả và đổi mới sáng tạo tập trung và thâm dụng công nghệ và đổi mới mô hình tăng trưởng nâng cao tính hiệu quả quản trị Vùng nhằm phá vỡ điểm nghẽn thâm dụng lao động ít kỹ năng và thâm dụng vốn và tài nguyên. Giai đoạn từ 2022 trở về trước Vùng phát triển chủ yếu dựa trên thâm dụng các yếu tố đầu vào như lao động ít kỹ năng, thâm dụng vốn, thâm dụng năng lượng, và thâm dụng tài nguyên đất, hay nói khác đi là tăng trưởng hiện trạng chủ yếu từ các yếu tố đầu vào mặc dù tạo ra thu nhập bình quân đầu người cao hơn 40% so với mức trung bình cả nước và hiện đang ở mức xấp xỉ hơn 6000 USD/người tính vào thời điểm 2022 và phấn đấu đạt 14.500USD năm 2023 và tầm nhìn Vùng phát triển xứng tầm khu vực Đông Nam Á về thu hút tài năng, trung tâm tài chính và logistic quốc tế.
Vùng kinh tế Đông Nam Bộ cần kiến tạo hệ sinh thái hiệu quả cho việc chuyển đổi và phát triển các ngành hiện hữu theo tiếp cận hiệu quả/đổi mới sáng tạo gắn với yếu tố ICT. Chuyển đổi ngành chế biến tinh lương thực thực phẩm (LTTP) từ tiếp cận truyền thống sang hệ sinh thái chế biến LTTP gắn với nông trại thông minh (smart farms): giảm chi phí đầu vào đang khan hiếm, nâng cao liên kết vùng kinh tế trọng điểm về vùng nguyên liệu, góp phần nâng cao chất lượng-giá trị-năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu. Chuyển đổi các thế hệ SMEs có nhiều hạn chế ở tất cả các ngành công nghiệp/dịch vụ của Vùng sang SMEs đổi mới sáng tạo, và gắn với khởi nghiệp theo mô hình kinh doanh mới có tích hợp yếu tố ICT.
Từng bước tái cấu trúc các KCN thuộc Vùng, đặc biệt là các KCN có vị trí gần trung tâm các thành phố thuộc Vùng theo hướng khu công nghiệp sinh thái theo tiếp cận UNIDO (2014) và Nghị định số 35/2022/NĐ-CP. Mô hình thích hợp dài hạn và bền vững cho giai đoạn hậu công nghiệp của các khu chế xuất-khu công nghiệp của Vùng sẽ định hướng dài hạn theo mô hình khu công nghiệp sinh thái với các biến thể kết hợp liên quan đến đô thị/thương mại/dịch vụ. UNIDO đã đề xuất TPHCM là một siêu đô thị thuộc Vùng thực hiện thí điểm khu công nghiệp sinh thái cho khu công nghiệp Hiệp Phước sau đó mở rộng ra các khu công nghiệp khác với biến thể sinh thái-đô thị-logistics và tình huống thực hiện thí điểm này nên nhân rộng ra các tỉnh khác trong Vùng như Bình Dương, Đồng Nai cho các KCN có tiềm năng chuyển đổi.
Các KCN hiện hữu thuộc Vùng phải được hỗ trợ từ chính quyền địa phương và Hội đồng Vùng bổ xung các hệ sinh thái từng buớc chuyển đổi sang khu công nghiệp xanh/sinh thái nhằm từng bước hình thành hệ sinh thái cộng sinh công nghiệp với các nội hàm bổ sung.
>> Tái cấu trúc bền vững vùng kinh tế Đông Nam Bộ (Kỳ 2): Hạn chế nội vùng
Đồng thời mở rộng không gian phát triển và tăng cường kết nối Vùng, liên kết vùng bằng cách hòan thiện hệ thống giao thông kết nối Vùng, hình thành khu siêu kinh tế.
Xây dựng các Trung tâm e-Logistics kết nối Vùng nhằm thúc đẩy lưu thông hàng hóa nội Vùng và thúc đẩy hiệu quả dòng hàng hoá xuất khẩu từ Vùng theo hướng giảm chi phí chung nhằm phát huy lợi thế về độ mở thương mại lớn của Vùng gồm: Trung tâm Logistics theo tiếp cận chuyển đổi số; Đầu tư phát triển hệ thống logistics chuyên ngành lương thực thực phẩm ở cấp độ Vùng
Hội đồng Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam (bao gồm Đông Nam Bộ) tuy đã hình thành ở mức độ thứ 3 ( thể chế vùng hiệu quả phải đảm bảo cơ chế vượt trội được điều hành có tính pháp lý cao, công cụ điều hành là Quy hoạch Vùng và Nguồn lực đầu tư công mà ngân sách quốc gia giao cho Hội đồng Vùng giải quyết các vấn đề Vùng như quản trị hệ sinh thái đổi mới sáng tạo toàn Vùng, quản trị tài nguyên Vùng, quản trị sản xuất và tiêu thụ Vùng, quản trị hệ cơ sở dữ liệu Vùng, quản trị liên kết Vùng qua thiết kế và triển khai hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông Vùng) nhưng chưa đủ mạnh vì chưa lên kết được nguồn lực do vẫn hoạt động theo cát cứ theo địa giới hành chính, chưa có một sức mạnh chỉ đạo chung thực hiện các lợi ích của Vùng cho dù là có Chủ tịch Hội đồng vùng theo cơ chế luân phiên.
Thực sự Hội đồng Vùng chưa hiệu quả trong ít nhất 10 năm vừa qua tồn tại nhưng các thiết chế quyết định các vấn đề Vùng chưa được hiện rõ nét, đặc biệt cơ chế hoạt động Hội đồng Vùng càng trở nên lúng túng và bị động thậm chí không vận hành trong bối cảnh giãn cách xã hội làm đứt gãy chuỗi cung ứng.
Nghị quyết 54/QH về cơ chế đặc thù cho Tp.HCM là địa phương dẫn đầu Vùng về nhiều mặt mặc dù có nhiều tự chủ hơn trong huy độgn nguồn lực cho các dự án nhóm A được Hội đồng nhân quyết nhưng hạn chế do hai năm đại dịch và khi triên khai còn nhiều điều bất cập về chính sách nên tính hiệu quả chưa cao và chưa giải quyết cơ bản các điểm nghẽn của Tp.HCM. Do vậy Hội đồng Vùng không thể theo tiếp cận cơ chế đặc thù mà Hội đồng Vùng phải có một cơ chế vượt trội để thu hút và sử dụng các nguồn lực đầu tư công giải quyết vấn đề không chỉ cho Tp.HCM mà các vấn đề liên quan đến cả Vùng.
Theo đó, Hội đồng vùng cần được đưa ra các quyết nghị liên quan đến các vấn đề thuộc vùng cho dù là các dự án quốc gia hay dự án địa phương có tác động đến Vùng ở các lĩnh vực nguồn nước và quản trị tài sản dùng chung như lưu vực sông, các vấn đề môi trường Vùng, giao thông nối kết Vùng, an toàn thực phẩm Vùng, và hợp tác phân công lao động theo chuỗi giá trị công nghiệp Vùng.
Ở cấp độ Nhà nước và Bộ ngành, kiến nghị : Nghiên cứu áp dụng mô hình quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) hợp nhất ở cấp quốc gia. Chính phủ nghiên cứu pháp lý hóa cơ chế kiểm soát ATTP ở cấp độ vùng và xây dựng thể chế quản lý ATTP Nhà nước cấp vùng. Thống nhất tiêu chuẩn sản xuất nông sản thực phẩm và bắt buộc áp dụng theo lộ trình. Quản lý chặt chẽ sản xuất, thương mại và sử dụng hóa chất nông nghiệp và thực phẩm.
Về quản trị cấp độ Vùng về chuỗi cung ứng: Thống nhất pháp lý hóa và áp dụng nhất quán hệ thống tiêu chuẩn hàng hóa cho nông sản thực phẩm và có lộ trình phù hợp cho phía sản xuất; Xây dựng hệ thống thông tin sản xuất và thương mại nông thủy sản cấp độ Vùng; Xây dựng quy hoạch sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nông sản thực phẩm an toàn cấp độ Vùng
Bên cạnh đó, cần quản trị hiệu quả tài nguyên nước Vùng.
Có thể bạn quan tâm