TÁI CẤU TRÚC NỀN KINH TẾ: Cần thay đổi để phù hợp với tình hình mới

CẨM ANH 14/12/2021 17:52

Kế hoạch tái cấu trúc nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 cần kế thừa thành tựu của giai đoạn trước, nhưng mục tiêu đặt ra và các biện pháp sẽ có những điểm mới phù hợp với tình hình mới.

>> TÁI CẤU TRÚC NỀN KINH TẾ: Không gian kinh tế mới cho doanh nghiệp tư nhân

Ông Nguyễn Hồng Long,

Ông Nguyễn Hồng Long, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp phát biểu tại Diễn đàn "Tái cấu trúc nền kinh tế giai đoạn 2021 -2025: Những vấn đề đặt ra với doanh nghiệp"

Trao đổi tại Diễn đàn, ông Nguyễn Hồng Long, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp cho biết, đã có nhiều chuyển biến trong giai đoạn 2016-2020. Cụ thể, đã đạt được hơn 90% chỉ tiêu 250 nghìn tỷ đồng cổ phần hóa vốn doanh nghiệp. Theo thông lệ, 2 năm cuối sẽ là thời điểm bứt phá để đạt mức cao. Tuy nhiên, dịch COVID-19 đã làm giảm kỳ vọng này.

Ngay từ đầu nhiệm kỳ 2016 - 2020, Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo quyết liệt và đặt trọng tâm vào phát triển doanh nghiệp, tìm các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 35 hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, trong đó đặt ra 10 nguyên tắc, trong đó  có 3 nguyên tắc đã đem lại những thay đổi căn bản là Nhà nước coi doanh nghiệp là đối tượng phục vụ; quyền lợi của doanh nghiệp phải được đảm bảo và khả năng tiếp cận với các nguồn lực phải bình đẳng.

Bên cạnh đó, Chính phủ đã quyết liệt trong việc gặp gỡ, trao đổi với các khu vực doanh nghiệp, đặc biệt là trong thời điểm dịch Covid-19 để lắng nghe những ý kiến để có những chính sách hỗ trợ kịp thời, ổn định sản xuất.

Chính vì vậy, để mang lại những đột phá mới trong tái cấu trúc nền kinh tế giai đoạn tới, ông Long đã nhấn mạnh cần thực hiện mạnh mẽ việc số hóa để thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu chuyển đổi số.

Bên cạnh đó, ông Long cho biết, với mục tiêu sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước theo tiêu chí phân loại tại Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ cũng cần có điều chỉnh cho phù hợp giai đoạn 2021 - 2025 và Luật Doanh nghiệp sửa đổi.

Đặc biệt, với các doanh nghiệp không hoạt động trong ngành, lĩnh vực thuộc tiêu chí phân loại nêu tại Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg có một vài điểm khác khi bổ sung tiêu chí những doanh nghiệp còn phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của ngành, địa phương trong từng thời kỳ thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn.

>> TÁI CẤU TRÚC NỀN KINH TẾ: Nâng cao vai trò của lãnh đạo trong chuyển đổi số

Bên cạnh đó, ông Long cho rằng, mục tiêu đạt khoảng 1,3 - 1,5 triệu doanh nghiệp hoạt động vào năm 2025 là một quyết tâm lớn của Chính phủ trong giai đoạn tới.

Toàn cảnh Diễn đàn tái cấu trúc kinh tế

Toàn cảnh Diễn đàn "Tái cấu trúc nền kinh tế giai đoạn 2021 -2025: Những vấn đề đặt ra với doanh nghiệp"

Trao đổi thêm về nhiệm vụ, giải pháp triển khai theo đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương 5, khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước và Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân, ông Long chỉ ra một số điểm chính cần lưu ý, bao gồm việc rà soát toàn bộ các Nghị định, văn bản pháp luật liên quan để ban hành văn bản hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc khó khăn theo thẩm quyền; bảo đảm rõ ràng, minh bạch, khả thi trong triển khai thực hiện; trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Cùng với đó, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung xây dựng cơ chế giám sát đối với Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước. Đồng thời khẩn trương trình Đề án “Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021 - 2025” đang được Bộ Kế hoạch xây dựng với quan điểm mới là xây dựng khung và giao quyền tự chủ cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, cần rà soát, hoàn thiện, bổ sung các cơ chế chính sách về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp 100% vốn của doanh nghiệp nhà nước. 

Ngoài ra, cần rà soát, hoàn thiện, bổ sung các cơ chế chính sách về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp 100% vốn của doanh nghiệp nhà nước; Nghiên cứu, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sửa đổi cơ chế chính sách để gắn kết quả của việc thực hiện sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước với việc đánh giá trách nhiệm của người đứng đầu; tiếp tục đổi mới công tác bố trí, bổ nhiệm, miễn nhiệm đối với người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước.

Cùng với đó, ông Long cho biết, sẽ tiến hành xử lý các tồn tại, yếu kém, các khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả trong giai đoạn tới. 

Có thể bạn quan tâm

  • TÁI CẤU TRÚC NỀN KINH TẾ: Doanh nghiệp xây dựng cần vượt qua 4 điểm nghẽn

    TÁI CẤU TRÚC NỀN KINH TẾ: Doanh nghiệp xây dựng cần vượt qua 4 điểm nghẽn

    17:39, 14/12/2021

  • TÁI CẤU TRÚC NỀN KINH TẾ: Không gian kinh tế mới cho doanh nghiệp tư nhân

    TÁI CẤU TRÚC NỀN KINH TẾ: Không gian kinh tế mới cho doanh nghiệp tư nhân

    17:04, 14/12/2021

  • TÁI CẤU TRÚC NỀN KINH TẾ: Tạo dư địa để doanh nghiệp chung tay phát triển xanh

    TÁI CẤU TRÚC NỀN KINH TẾ: Tạo dư địa để doanh nghiệp chung tay phát triển xanh

    17:01, 14/12/2021

  • TÁI CẤU TRÚC NỀN KINH TẾ: Nâng cao vai trò của lãnh đạo trong chuyển đổi số

    TÁI CẤU TRÚC NỀN KINH TẾ: Nâng cao vai trò của lãnh đạo trong chuyển đổi số

    16:58, 14/12/2021

  • TÁI CẤU TRÚC NỀN KINH TẾ: Khơi thông phương thức PPP tạo dư địa cho vốn xã hội tham gia đầu tư

    TÁI CẤU TRÚC NỀN KINH TẾ: Khơi thông phương thức PPP tạo dư địa cho vốn xã hội tham gia đầu tư

    16:55, 14/12/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
TÁI CẤU TRÚC NỀN KINH TẾ: Cần thay đổi để phù hợp với tình hình mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO