Tài chính toàn cầu giảm đầu tư vào điện than, các dự án tại Việt Nam ra sao?

Diendandoanhnghiep.vn Xu hướng phát triển năng lượng tái tạo đang dâng cao trong bối cảnh các nhà Lãnh đạo tham dự Hội nghị COP26 cam kết bỏ dần điện than và ngừng xây thêm các nhà máy nhiệt điện, trong đó có Việt Nam.

Làn sóng rút vốn khỏi điện than

Trong một nghiên cứu mới công bố về tình hình cung cấp tài chính cho điện than trên toàn cầu, Tập đoàn Wärtsilä cho biết, đã có hơn 100 tổ chức tài chính thông báo về việc rút khỏi các dự án khai thác than và nhà máy điện than để thực hiện mục tiêu giảm phát thải carbon.

Các tổ chức tài chính của Nhật Bản, Hàn Quốc đã sớm có động thái siết chặt các khoản vay cho điện than. Ngay cả Trung Quốc, vốn là quốc gia hiếm hoi duy trì hỗ trợ tài chính cho các dự án này, mới đây cũng đã cam kết dừng tài trợ các dự án điện than mới ở nước ngoài, như Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã phát biểu tại một hội nghị Liên Hợp Quốc vào tháng 9 vừa qua. Việc này, không tránh khỏi, sẽ ảnh hưởng đến các dự án điện than mới tại nhiều nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.

đã có hơn 100 tổ chức tài chính thông báo về việc rút khỏi các dự án khai thác than và nhà máy điện than để thực hiện mục tiêu giảm phát thải carbon.

Đã có hơn 100 tổ chức tài chính thông báo về việc rút khỏi các dự án khai thác than và nhà máy điện than để thực hiện mục tiêu giảm phát thải carbon.

Ở một diễn biến khác, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Tập đoàn bảo hiểm Prudential cũng đã công bố kế hoạch kêu gọi việc mua lại các nhà máy nhiệt điện than hiện có và dừng hoạt động các nhà máy này trong 15 năm, sớm hơn nhiều so với tuổi thọ thông thường của chúng là 30 - 40 năm. Ngân hàng HSBC cũng sẽ tham gia cùng trong chiến dịch này. Hiện họ đang hướng tới Philippines, Việt Nam và Indonesia, trong việc tìm kiếm các nhà máy nhiệt điện than có thể được mua để đóng cửa sớm.

Khó khăn trong việc thu xếp vốn cho các dự án điện than có thể sẽ là nguyên nhân chính gây ra nguy cơ thiếu điện do chậm tiến độ nguồn. Theo một nghiên cứu của Viện Năng lượng, các nguồn điện chậm tiến độ hiện nay tại Việt Nam phần lớn là điện than, chủ yếu do thiếu vốn, khó khăn trong việc thu xếp vốn, chậm trễ trong việc giao thiết bị, khó khăn trong đền bù và tái định cư...

Hiện Việt Nam đã có khoảng 21,3GW công suất điện than tới cuối năm 2020, đóng góp 50% tổng sản lượng điện. Tại Dự thảo của Quy hoạch điện VIII mới đây được Bộ Công thương xây dựng, công suất nguồn điện than sẽ còn được tăng lên 40,9GW vào năm 2030 và lên tới 50,9GW vào năm 2035.

Tuy nhiên, thách thức đặt ra hiện nay là nhiều dự án điện than miền Bắc chậm triển khai (tỉ lệ đạt 33,9% quy hoạch), trong đó có 10 dự án với tổng công suất 11.740MW dừng triển khai hoặc không khả thi, gây ảnh hưởng cân đối cung cầu nguồn.

Tập đoàn Wärtsilä nhận định, Việt Nam sẽ không nằm ngoài những tác động về cơ chế tài chính cho điện than. Đặc biệt với 15,8GW công suất nguồn điện được Wärtsilä ước tính là chưa thu xếp được tài chính, sẽ là thách thức không nhỏ khi Việt Nam đã đưa ra mục tiêu giảm phát thải carbon về bằng 0 (net zero) vào năm 2050 tại Hội nghị COP26. 

Các dự án điện than của Việt Nam huy động vốn từ đâu?

Theo dữ liệu từ Viện Kinh tế năng lượng và phân tích tài chính (IEEFA), trong số 12 dự án nhà máy nhiệt điện than tại Việt Nam đã hoàn thành ký kết thoả thuận vay vốn trong giai đoạn 2015 – 2021, có tới 10 dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư công từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.

Trong tương lai, các dự án điện than tại Việt Nam sẽ gặp khó khăn khi hàng loạt

Trong tương lai, các dự án điện than tại Việt Nam sẽ gặp khó khăn khi hàng loạt "ông lớn" ngành tài chính thế giới rút khỏi các dự án điện than.

Cụ thể, Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) đã rót vốn vào ba dự án BOT, bao gồm Nghi Sơn 2, với công suất 1,200MW gồm 2 tổ máy, tọa lạc tại Khu Kinh tế và các Khu công nghiệp Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Dự án có 3 nhà đầu tư gồm Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản): 40%, Tổng Công ty Điện lực Hàn Quốc (Hàn Quốc): 50% và ông ty Điện lực Tohoku, Inc (Nhật Bản): 10%; Dự án Vân Phong 1 có công suất 1.320 MW, do Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) làm chủ đầu tư. Tổng vốn đăng ký đầu tư 2,58 tỷ USD; Dự án Vũng Áng 2 có công suất 1.320 MW, gồm 2 tổ máy, với tổng vốn đầu tư 2,5 tỷ USD do Tập đoàn Mitsubishi (Nhật) liên doanh với Công ty CP Nhiệt điện Vũng Áng 2 triển khai đầu tư.

Ngoài ra, JBIC cũng là nhà tài trợ cho dự án mở rộng nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3 và nhiệt điện Vĩnh Tân 4 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Trong khi đó, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc (KEXIM) rót vốn cho hai dự án BOT là Nghi Sơn 2 và Vũng Áng 2 có chủ đầu tư là Tập đoàn Điện lực Hàn Quốc (KEPCO). Ngoài ra, KEXIM cũng cấp gói tín dụng cho dự án nhà máy điện Sông Hậu 1 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Mặc dù ít được nhắc đến hơn nhưng nguồn vốn từ phía Trung Quốc cũng giữ vai trò không kém quan trọng, đôi lúc là nguồn tài trợ cho các dự án không phải thuộc chủ đầu tư Trung Quốc.

Đơn cử, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc và Ngân hàng Phát triển Trung Quốc đã hỗ trợ cho vay các dự án BOT Hải Dương, Duyên Hải 2 và Nam Định 1, và dự án nhà máy điện độc lập An Khánh Bắc Giang.

Hàng loạt ngân hàng Trung Quốc cũng góp mặt trong dự án nhiệt điện Vĩnh Tân 3, theo dữ liệu từ Tổ chức Giám sát năng lượng toàn cầu (GEM). Tổ chức này cũng cho biết tính đến tháng 9/2021, Việt Nam là nước nhận đầu tư điện than từ Trung Quốc lớn thứ tư với tổng giá trị 5,6 tỷ USD.

Năng lượng tái tạo, xu hướng thay thế tất yếu

Nghiên cứu mới của Tập đoàn Wärtsilä cũng chỉ ra rằng, nguồn điện than khó huy động tài chính có thể nghiên cứu để thay thế bằng nguồn năng lượng tái tạo, gồm điện mặt trời, điện gió và nguồn điện khí linh hoạt (ICE).

Năng lượng tái tạo sẽ là xu hướng tất yếu để thay thế dần điện than.

Năng lượng tái tạo sẽ là xu hướng tất yếu để thay thế dần điện than.

Mô hình nghiên cứu đã đề xuất xây dựng một cơ cấu nguồn điện bao gồm 1,1 GW điện mặt trời và 1,3 GW điện gió, hỗ trợ bởi 0,7 GW điện khí linh hoạt trước năm 2030. Lượng công suất này từ các nguồn điện gió, điện mặt trời và điện khí linh hoạt này có thể là một giải pháp tối ưu để thay thế cho 15,8 GW điện than đã được quy hoạch trước năm 2030.

Cụ thể, đến năm 2030 có thể thay thế 5,8GW nguồn năng lượng tái tạo và đến năm 2045 tăng lên 5,6GW điện gió và 4,9GW điện mặt trời cùng 8,5GW điện khí linh hoạt để hỗ trợ cân bằng hệ thống, hạn chế cắt giảm công suất các nguồn tái tạo và đảm bảo nguồn cung ứng điện được ổn định.

Với nguồn điện thay thế được tính toán, sẽ giúp chi phí hệ thống giảm thông qua việc thay thế các dự án điện than lên tới 24 tỷ USD vào năm 2045, đồng thời giảm 15% lượng khí thải CO2 vào năm 2045.

Bà Malin Östman - Giám đốc phát triển thị trường & chiến lược cho khu vực châu Á & Trung Đông của Tập đoàn Wärtsilä cho biết, những dự án điện than chưa thu xếp được tài chính sẽ gặp phải nhiều khó khăn để có thể triển khai. Các nước với các dự án điện than đã được quy hoạch nên nghiên cứu các phương án khác để có những giải pháp đảm bảo an ninh năng lượng.

“Để hướng tới lộ trình phát thải ròng (net zero) thì năng lượng tái tạo có thể trở thành một nguồn điện với chi phí hợp lý và độ tin cậy cao khi có đủ sự linh hoạt trong hệ thống điện. Chúng ta có thể tìm hiểu một số ví dụ trên toàn cầu về lộ trình hướng tới phát thải ròng và nghiên cứu này của chúng tôi đã thể hiện rằng năng lượng tái tạo có khả năng trở thành một nguồn điện với chi phí hợp lý và độ tin cậy cao khi có đủ sự linh hoạt trong hệ thống điện", bà Malin Östman nói.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tài chính toàn cầu giảm đầu tư vào điện than, các dự án tại Việt Nam ra sao? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714134511 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714134511 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10