Tái định vị để thích ứng và tăng trưởng ổn định bền vững

HẠNH LÊ 23/03/2023 14:00

Chiều nay (23/3), được sự chỉ đạo của VCCI, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức Diễn đàn “Tái định vị doanh nghiệp để phát triển bền vững” tại Trung tâm Hội nghị quốc tế (Hà Nội).

>>>Tái định vị doanh nghiệp để phát triển bền vững

Diễn đàn nhằm góp phần phản ánh bức tranh về đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển lực lượng doanh nghiệp, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực nội tại và tính tự chủ, tự cường của nền kinh tế.

Diễn đàn có sự tham gia của đại diện cơ quan quản lý Nhà nước, đại diện VCCI, các chuyên gia kinh tế, các Hiệp hội, doanh nghiệp…

Trên thực tế, biến động của kinh tế thế giới tiếp tục tác động đòi hỏi các doanh nghiệp phải tái định vị để thích ứng và tăng trưởng ổn định, bền vững. Đây không phải là lựa chọn mà trở thành yêu cầu bắt buộc

Thách thức hiển hiện 

Khó khăn là nhận định chung được đưa ra tại nhiều báo cáo của các tổ chức, định chế tài chính và chuyên gia kinh tế khi đề cập tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2023. 

Theo TS. Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương: cuộc xung đột Nga – Ucraina vẫn còn diễn biến căng thẳng và bất định, để lại nhiều hệ lụy khó lường với nền kinh tế thế giới; thị trường tài chính ở một số nền kinh tế như Mỹ, Thụy Sỹ... đã có những xáo trộn không nhỏ do hệ lụy từ những vụ việc của các ngân hàng Silvergate Bank, Silicon Valley Bank, Signature Bank, Credit Suisse. Kinh tế toàn cầu được dự báo có thể sẽ tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng ở nhiều quốc gia ảnh hưởng đến kinh tế trong nước và đặt ra khó khăn không nhỏ đối với các doanh nghiệp.

Bất định của kinh tế thế giới đang tác động đến kinh tế Việt Nam và hoạt động của doanh nghiệp (ảnh minh hoạ)

Bất định của kinh tế thế giới đang tác động đến kinh tế Việt Nam và hoạt động của doanh nghiệp (ảnh minh hoạ)

Xuất khẩu - một trong những động lực của tăng trưởng kinh tế năm 2023 đã giảm tốc do nhu cầu của thị trường lớn giảm. Mặc dù là một trong những nền kinh tế mở nhất thế giới nhưng mức độ tham gia của Việt Nam vào các chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực vẫn còn hạn chế. Không những vậy, Việt Nam hiện tập trung quá nhiều vào một số thị trường, sản phẩm, doanh nghiệp. Trong đó, nhóm dệt may, điện tử, hóa chất và kim loại chiếm 2/3 kim ngạch thương mại; 4 thị trường lớn nhất là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ chiếm tới 60%... 

Chưa kể sau đại dịch, một số thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam chuyển dần sang áp dụng các tiêu chuẩn bền vững một cách chặt chẽ hơn khiến các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp dệt may, da giày... gặp khó khăn nhất định trong việc duy trì năng lực cạnh tranh trong bối cảnh mới. Việc thay đổi tổ chức sản xuất, dây chuyền công nghệ sẽ đi kèm với gia tăng chi phí đầu tư trong khi hiện nay khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp rất hạn chế. 

>>>23/03: Diễn đàn Tái định vị doanh nghiệp để phát triển bền vững

Doanh nghiệp chủ động ứng phó

Thực tế trên đòi hỏi các doanh nghiệp phải tái định vị, tái cơ cấu để thích ứng và tăng trưởng ổn định, bền vững. Đây không phải là lựa chọn mà trở thành yêu cầu bắt buộc. Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam Trương Văn Cẩm cho biết: từ nay đến năm 2030 phát triển ngành thời trang gắn với phát triển ngành dệt may; chuyển dần trọng tâm sang phát triển bền vững, kinh doanh tuần hoàn để bảo vệ môi trường và đáp ứng yêu cầu của thị trường nhập khẩu; đáp ứng yêu cầu truy soát chuỗi cung ứng về lao động và môi trường... Đồng thời, giảm tác động đến môi trường bằng cách tăng độ bền của sản phẩm, tái sử dụng, tái chế, kéo dài tuổi thọ sản phẩm...

Các doanh nghiệp dệt may đang chủ động chuyển đổi sản xuất xanh và tuần hoàn

Các doanh nghiệp dệt may đang chủ động chuyển đổi sản xuất xanh và tuần hoàn

Tuy cũng phải đối mặt với nhiều thách thức và là ngành chịu ảnh hưởng do suy thoái kinh tế khiến đơn hàng giảm nhưng các doanh nghiệp ngành gỗ cũng đang chuyển đổi để phát triển. Theo ông Ngô Sỹ Hoài - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội gỗ Việt Nam, các doanh nghiệp trong ngành đang liên kết theo chuỗi giá trị, chuyển đổi theo hướng phát triển theo chiều sâu; đổi mới công nghệ thiết bị chuyển đổi thương mại xanh và kinh tế xanh. Bên cạnh đó, tăng cường trách nhiệm giải trình, chế biến và thương mại có trách nhiệm, kinh tế tuần hoàn; tăng cường năng lực thiết kế, xây dựng thương hiệu, đa dạng hoá thị trường.

Để nắm bắt cơ hội phát triển sản xuất kinh doanh, bên cạnh nỗ lực của doanh nghiệp, theo ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội, các doanh nghiệp cần sự hỗ trợ từ phía Nhà nước trong việc tạo môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi; đa dạng kênh tiếp cận vốn, tăng cường hỗ trợ thông tin thị trường và xúc tiến thương mại..

Có thể bạn quan tâm

  • Đất nước Butan… tái định vị thương hiệu

    Đất nước Butan… tái định vị thương hiệu

    03:40, 13/10/2022

  • Sakuko Việt Nam tái định vị thương hiệu theo xu thế thời đại số

    Sakuko Việt Nam tái định vị thương hiệu theo xu thế thời đại số

    13:30, 09/09/2022

  • Chuyển đổi số thúc đẩy ngành ngân hàng tái định vị sản phẩm, dịch vụ

    Chuyển đổi số thúc đẩy ngành ngân hàng tái định vị sản phẩm, dịch vụ

    08:26, 23/04/2022

  • Tái định vị nhờ “số” và “xanh”

    Tái định vị nhờ “số” và “xanh”

    11:00, 08/02/2022

  • Chuyện tái định vị thương hiệu

    Chuyện tái định vị thương hiệu

    06:28, 09/01/2021

  • Doanh nghiệp Nhà nước: Tái định vị hay tái cơ cấu?

    Doanh nghiệp Nhà nước: Tái định vị hay tái cơ cấu?

    05:24, 29/09/2018

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tái định vị để thích ứng và tăng trưởng ổn định bền vững
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO