Nga và Ukraine đã tái khởi động vòng đàm phán lần 4 dưới hình thức trực tuyến sau khi bị trì hoãn.
>>Đàm phán Nga - Ukraine tiếp tục không đạt đột phá mới
Ông Davyd Arakhamia, thành viên đoàn Ukraine, cho biết các cuộc đàm phán đang tiếp tục diễn ra. Thông tin trên cũng được xác nhận bởi Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trong cuộc họp báo sau cuộc gặp với người đồng cấp Iran Hossein Amir-Adollahian tại Moscow.
Ngoại trưởng Nga Lavrov nói rằng, mục đích của cuộc đàm phán hiện nay giữa Moscow và Kiev là bảo đảm vị thế trung lập của Ukraine.
"Các cuộc đàm phán đang diễn ra được thiết kế để bảo đảm vị thế quân sự trung lập trong bối cảnh bảo đảm an ninh của tất cả các bên tham gia vào quá trình này, trong bối cảnh phi quân sự Ukraine, để không có mối đe dọa với Nga xuất phát từ lãnh thổ của Ukraine, và tất nhiên, trong cả bối cảnh chấm dứt quá trình Quốc xã hóa đã được khắc trong một số đạo luật", ông Lavrov cho biết.
Trong ba vòng đàm phán trước đó, các quan chức Nga và Ukraine vẫn chưa đạt được đột phá nào. Dù vậy, một số dấu hiệu tích cực đã được hai bên đưa ra trong những ngày qua. Đàm phán Nga – Ukraine đang chuyển biến tích cực.
Nga đang lắng nghe cẩn thận những đề xuất từ phía Ukraine và các cuộc đối thoại đang mang tính xây dựng. Lập trường Nga và Ukraine đã gần gũi với nhau hơn trong nhiều vấn đề. Theo Cố vấn của Tổng thống Zelensky Oleksiy Arestovych tin tưởng rằng Ukraine có thể đạt được thỏa thuận hòa bình với Nga không muộn hơn tháng 5, đầu tháng 5... và có thể sớm hơn nhiều là chỉ trong một hoặc hai tuần nữa.
Ông Arestovych nhận định, trong giai đoạn có tính bước ngoặt hiện nay, Ukraine đang đứng trước 2 lựa chọn: hoặc là tiến tới một thỏa thuận với Nga, hoặc sẽ phải đối mặt với một cuộc tấn công mới và sau đó hai bên sẽ tiếp tục đàm phán.
>>Nga vỡ nợ có gây nên cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu?
Trong diễn biến mới nhất, để đáp trả lại các lệnh trừng phạt, Bộ Ngoại giao Nga cho biết, động thái trừng phạt của Nga được đưa ra nhằm đáp trả "một loạt các biện pháp trừng phạt chưa từng có" bao gồm việc cấm các quan chức hàng đầu của chính phủ Nga nhập cảnh vào Mỹ.
Do đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Ngoại trưởng Anthony Blinken, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mark Milley đã bị thêm vào danh sách cấm nhập cảnh Nga.
Các quan chức chính phủ và nhân vật chính trị nổi tiếng khác của Mỹ bị Nga đưa vào "danh sách cấm nhập cảnh" còn có Giám đốc CIA William Burns, Thư ký Báo chí Nhà Trắng Jen Psaki, con trai của Tổng thống Joe Biden là ông Hunter Biden và cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton.
"Đây là hậu quả không thể tránh khỏi bởi những hành động bài Nga cực đoan được chính quyền Mỹ áp dụng. Họ đã vứt bỏ toàn bộ lễ nghi phép tắc và dựa vào đối đầu trực diện với Moskva nhằm duy trì vị thế thống trị của Washington", thông báo từ Bộ Ngoại giao Nga ghi rõ.
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Nga khẳng định Moskva vẫn duy trì quan hệ với Washington, cũng như bảo đảm liên lạc cấp cao với những người trong danh sách cấm vẫn được tiến hành nếu cần thiết.
Trước đó, Mỹ áp lệnh trừng phạt trực tiếp đối với Tổng thống Vladimir Putin, các Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng, tổng tham mưu trưởng quân đội Nga vì tiến hành “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine.
Bên cạnh đó, Mỹ và các đồng minh châu Âu cũng đã áp các lệnh trừng phạt mạnh mẽ khác, bao gồm việc loại hàng loạt ngân hàng Nga khỏi hệ thống SWIFT, đưa nhiều tỉ phú Nga vào danh sách đen và tịch thu, đóng băng hàng tỉ USD tài sản của họ với lý do thân cận với chính quyền Nga.
Có thể bạn quan tâm
Căng thẳng Nga-Ukraine bao trùm cuộc gặp của quan chức cấp cao Mỹ-Trung Quốc
01:16, 15/03/2022
Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương với tác động từ căng thẳng Nga-Ukraine
02:36, 14/03/2022
Giá vàng tuần tới sẽ phá đỉnh 2.000USD/oz vì chiến sự Nga-Ukraine?
05:30, 06/03/2022
Đàm phán Nga-Ukraine: Hai bên đồng thuận thiết lập hành lang nhân đạo
07:43, 04/03/2022