Tài sản bất minh, đóng thuế là êm?

Trương Khắc Trà 27/04/2018 05:29

Xem mặt đặt tên tham nhũng đã khó, giờ chỉ đánh thuế tài sản tham nhũng thì làm sao “sạch” tham nhũng?

Tại hội nghị tổng kết 10 năm chống tham nhũng tổ chức năm 2016, một vài con số thống kê cho thấy công cuộc chống tham nhũng thật sự cam go như thế nào: Gần 60 nghìn tỷ đồng “bốc hơi” nhưng chỉ thu hồi được 4.600 tỷ đồng; 400 ha đất bị biển thủ chỉ lấy lại được 219 ha!

Hơn 2 năm qua, kể từ hội nghị tổng kết đó, công cuộc phòng chống tham nhũng được làm quyết liệt hơn bao giờ hết, có thể nói trong lịch sử nước nhà chưa bao giờ thấy chiến dịch diệt quan tham nào có quy mô, cấp độ và tính chất lan tỏa đến vậy.

Con số không mấy thành công đó buộc các nhà lập pháp phải xem lại hệ thống pháp lý, đầu tiên là Luật Phòng chống tham nhũng. Ngoài việc bắt bớ, điều tra, truy tố, xét xử, thì khâu thi hành án - thu hồi tài sản tham nhũng mới là thước đo đánh giá thành công hay không.

Vì vậy, Luật phòng chống tham nhũng sửa đổi là một trong những nội dung quan trọng được thảo luận tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV sẽ khai mạc vào ngày 21/5 tới. Trong đó, dự định đánh thuế 45% tài sản bất minh, dự thảo này gây ra nhiều tranh cãi trên các diễn đàn chính thức lẫn mạng xã hội.

Làm sao để thu hồi tài sản tham nhũng (Ảnh: noichinh.vn)

Làm sao để thu hồi tài sản tham nhũng? (Ảnh: noichinh.vn)

Có thể bạn quan tâm

  • Thu hồi tài sản tham nhũng đang gặp khó khăn

    Thu hồi tài sản tham nhũng đang gặp khó khăn

    18:43, 24/11/2017

  • Cần “bàn tay thép” trong thu hồi tài sản tham nhũng

    16:22, 21/11/2017

  • Tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng rất thấp

    16:53, 06/11/2017

  • 'Chống tham nhũng, ai nhụt chí thì dẹp sang bên để người khác làm'

    20:48, 10/04/2018

Xung quanh con số 45% thuế đánh vào tài sản bất minh còn nhiều điều phải làm cho rõ. Tài sản bất minh là gì? Có thể ngắn gọn: Là loại tài sản không chứng minh được nguồn gốc. Tài sản không thể chứng minh nguồn gốc chỉ có hai trường hợp.

Một là nhặt được của rơi, mà của rơi chỉ tự xem là hợp pháp khi vô thừa nhận, còn không phải trả lại chính chủ hoặc sung công quỹ; hai là ăn trộm, ăn cướp, lấy của người khác làm của mình, nên không có lý do gì không thu hồi.

Nên loại loại trừ trường hợp nhặt được của rơi, vì không có “của rơi” nào mà đủ xây biệt phủ, biệt thự, đất đai “cò bay thẳng cánh”, con cái du học bên Tây…

Nói thẳng… ruột ngựa là tài sản bất minh do hoạt động không trong sáng sinh ra, đó có thể làm tham nhũng tiền bạc, chính sách, quyền lực. Thiên hạ không tin nổi tài sản hàng trăm, hàng nghìn tỷ là nhờ “bán chổi đót”, “chạy xe ôm” thậm chí lao động đến “thối móng tay”… trong khi lương ba cọc ba đồng!

Cử tri Nguyễn Quang Nga - nguyên Chủ tịch Hội Nông dân Thành phố Đà Nẵng quyết liệt tại hội nghị tiếp xúc cử tri Quận Thanh Khê với ĐBQH chiều ngày 26/4 rằng: “Không đồng tình đánh thuế 45% với tài sản bất minh, những cán bộ nhiều tiền mà không chứng minh được là tài sản bất minh”.

Nếu là người làm ăn chân chính, có quy mô, tài sản của họ đều niêm yết chứng khoán, khi đó họ vô tư ở biệt thự, đi xe siêu sang, mua máy bay, du thuyền mà không ai rỗi hơi đặt câu hỏi. Tức là đối tượng có tài sản không thể chứng minh chỉ là nhóm người đặc biệt.

Quay trở lại con số lượng hóa 45% đánh vào tài sản bất minh. Phải trả lời được những câu hỏi: Căn cứ vào đâu để thu 45% mà không phải là 100% hoặc con số khác? Nếu lượng được con số 45% tức là người ta đã biết khối tài sản ấy to nhỏ thế nào? Nếu đã biết tại sao không thu hết?

Biệt phủ ở Yên Bái có được xem là tài sản bất minh? (Ảnh: dantri.com.vn)

Biệt phủ ở Yên Bái có được xem là tài sản bất minh? (Ảnh: dantri.com.vn)

Có thể bạn quan tâm

  • Chống tham nhũng: Cần “nhốt” quyền lực vào “lồng” pháp luật

    Chống tham nhũng: Cần “nhốt” quyền lực vào “lồng” pháp luật

    12:22, 29/11/2017

  • Dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi): Cần xác định trách nhiệm cơ quan thanh tra kiểm toán

    11:46, 21/11/2017

  • Dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi): Cần phát huy tốt của vai trò báo chí

    11:36, 21/11/2017

Giả sử 45% được thông qua, sẽ còn lại 55% thành hợp pháp!?. Điều luật này vô tình chừa ra con đường thênh thang cho công sản tiếp tục “chảy” ra ngoài. Người ta có thể vơ vét, thậm chí chịu một mức án nào đó sau đó có quá nửa tài sản “kiếm” được, vẫn ung dung “ngồi mát ăn bát vàng”.

Nếu những người chịu nộp 45% cho nhà nước tức là “lạy ông tôi ở bụi này”, mặc nhiên thừa nhận mình có tài sản bất minh. Liệu chủ sở hữu có dám? Nếu họ tuân thủ việc thi hành thì liệu có thể bị các cơ quan bảo vệ pháp luật “soi” hay không?

Cũng cần phải nói không phải ai có tài sản không kê khai đều được coi là bất minh, có nhiều người giàu ẩn dật đâu đó. Nhưng đối tượng phải kê khai tài sản là cán bộ, công chức, đảng viên của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước và lực lượng vũ trang chứ không phải người “ngoài”.

Nói như Luật sư Nguyễn Phú Thắng – Đoàn Luật sư Hà Nội: “Nếu được thông qua, quy định này chỉ cắt được phần ngọn của những “pháo đài tham nhũng” vốn đã hình thành vững chắc về quy mô và luôn biến hóa về sự phòng ngừa”.

Chỉ mặt đặt tên tham nhũng đã khó, giờ chỉ đánh thuế tài sản tham nhũng thì làm sao “sạch” tham nhũng?       

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tài sản bất minh, đóng thuế là êm?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO