Từng là cổ phiếu hấp dẫn các nhà đầu tư, nhưng trong các phiên gần đây, cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hoà Phát liên tục bị nhà đầu tư bán tháo.
Trong những phiên giao dịch cuối tháng 11 và đầu tháng 12/2018, cổ phiếu HPG liên tục bị nhà đầu tư bán tháo, trong khi tình hình sản xuất kinh doanh liên tục có lãi.
Trong phiên giao dịch ngày 11/12, giá cổ phiếu HPG đã giảm xuống còn 33.400 đồng/cp, giảm khoảng 32% từ mức đỉnh (sau chia cổ tức) là 48.000 đồng/cp. Theo các chỉ báo kỹ thuật, nếu như HPG để mất mốc 33.000 đồng/cp thì thật khó để nhận định giá cổ phiếu này sẽ đi về đâu.
Có thể bạn quan tâm
05:42, 02/12/2018
12:00, 18/11/2018
04:10, 13/11/2018
13:01, 08/06/2018
11:19, 28/11/2017
12:03, 18/10/2017
16:14, 16/10/2016
Kết quả kinh doanh của HPG trong cả 3 quý đầu năm này vẫn thể hiện mức tăng trưởng khá tích cực với gần 42.000 tỷ đồng doanh thu và 6.833 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng tương ứng 24% và 22% so với cùng kỳ năm 2017.
Công ty Chứng khoán VNDIRECT đã thực hiện một số đánh giá để xác định mức độ ảnh hưởng của biến động giá thép thế giới và nội địa lên giá cổ phiếu HPG. Theo đó, VNDIRECT cho rằng, sự điều chỉnh của cổ phiếu HPG là do giá của cổ phiếu này đã tăng mạnh trước cả khi giá thép tăng vào nửa cuối năm 2017 và nửa đầu năm 2018. Hơn nữa, thị trường chung tăng giá mạnh trong giai đoạn đó cũng tác động tích cực đến HPG. Nay thị trường điều chỉnh, thì cổ phiếu HPG điều chỉnh là điều không quá khó hiểu.
Mặc dù vậy, cổ phiếu ngành thép đã và đang đối mặt với một số thách thức từ thị trường thế giới. Mới đây, Hiệp hội ngành thép Việt Nam đã đưa ra nhận định, quyết định đánh thuế 25% đối với thép từ mọi khu vực vào Mỹ có hiệu lực từ tháng 5/2018 đã làm tăng khó khăn cho ngành thép Việt Nam.
Đối với thép của Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ cũng gặp bất lợi do Chính phủ Mỹ có những nghi vấn, điều tra một số sản phẩm thép mạ màu của Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc. Vì vậy, thép Việt Nam có khả năng bị áp mức thuế chống bán giá 150%.
Liên minh châu Âu, Malaysia, Canada cũng đã mở các cuộc điều tra chống bán phá giá đối với thép màu đến từ Trung Quốc và Việt Nam. Trong thời gian tạm thời 120 ngày, Malaysia đã áp mức thuế 15% lên thép màu Việt Nam. Tương tự như vậy, Việt Nam cũng mở cuộc điều tra chống bán phá giá đối với thép màu từ Trung Quốc. Điều này cho thấy, các nước đang gia tăng bảo hộ mặt hàng thép sản xuất trong nước.
Ông Võ Minh Nhựt - Tổng Giám đốc NS BlueScope Việt Nam cho biết, trong vòng 2 năm qua, thế giới có khoảng 100 vụ kiện thương mại liên quan đến ngành thép, và mục 232 Đạo luật mở rộng thương mại năm 1962 của Mỹ làm cho vấn đề trở nên trầm trọng hơn, ảnh hưởng đến ngành thép Việt Nam.