Tăng cường “tiếng nói” của doanh nghiệp vào xây dựng pháp luật lao động

Diendandoanhnghiep.vn Việc thành lập Tổ công tác về quan hệ lao động nhằm gắn kết sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình xây dựng, tuyên truyền và thực thi chính sách, pháp luật lao động và quan hệ lao động.

Theo đó, Tổ công tác gồm đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đại diện các Hiệp hội Doanh nghiệp, doanh nghiệp và các chuyên gia trong lĩnh vực lao động, quan hệ lao động. Phó Chủ tịch VCCI là Tổ Trưởng Tổ công tác.

Tổ công tác gồm đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đại diện các Hiệp hội Doanh nghiệp, doanh nghiệp và các chuyên gia trong lĩnh vực lao động, quan hệ lao động.

Tổ công tác gồm đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đại diện các Hiệp hội Doanh nghiệp, doanh nghiệp và các chuyên gia trong lĩnh vực lao động, quan hệ lao động. Ảnh: Thy Hằng

Nhiệm vụ của Tổ công tác là tham gia vào quá trình góp ý, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện các nội dung của Bộ Luật lao động, Luật BHXH, Luật Công đoàn, Luật giáo dục nghề nghiệp…

Đồng thời, tuyên truyền, phổ biến và vận động các doanh nghiệp thực thi tốt các chính sách, pháp luật lao động và quan hệ lao động.

Được biết, riêng trong năm 2020, sẽ có khoảng 60 văn bản được ban hành về triển khai Bộ Luật Lao động (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua năm 2019, trong đó, những văn bản quy định về đào tạo lao động từng ngành nghề,... sẽ có ảnh hưởng lớn tới hoạt động của các doanh nghiệp.

“VCCI đang đứng trên vai những người khổng lồ, tập hợp ý kiến các hiệp hội doanh nghiệp thời gian qua. Do đó, việc thành lập Tổ công tác sẽ giúp tập hợp được những ý kiến đóng góp thực sự chất lượng, kiến nghị cho việc xây dựng chính sách pháp luật lao động cho Chính phủ. Cơ chế họp bàn lấy ý kiến của Tổ công tác sẽ thực hiện theo vụ việc, vấn đề”, bà Trần Thị Lan Anh - Phó Tổng Thư ký VCCI, Giám đốc Văn phòng Giới sử dụng lao động cho biết.

Các Hiệp hội doanh nghiệp thống nhất

Các Hiệp hội doanh nghiệp thống nhất  thành lập Tổ công tác về quan hệ lao động. Ảnh: Thy Hằng

Tại cuộc trao đổi, các đại diện Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS), Hiệp hội Da - Giầy - Túi xách Việt Nam (LEFASO), Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam... đều thống nhất việc thành lập Tổ công tác về quan hệ lao động.

Ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VITAS khẳng định, quá trình hợp tác giữa VCCI và các Hiệp hội doanh nghiệp thời gian qua đã mang lại hiệu quả tốt đẹp. Sắp tới có hàng loạt các hoạt động tham gia vào soạn thảo các văn bản quy định về quan hệ lao động. Do đó, kỳ vọng việc thành lập Tổ công tác sẽ đưa tiếng nói của các doanh nghiệp tới các cơ quan soạn thảo.

“Chúng tôi khi nhận được yêu cầu đóng góp ý kiến từ Bộ LĐTB&XH cho các văn bản quy định pháp luật về lao động đều để các doanh nghiệp lớn tiếp xúc. Sau đó, tổ chức cuộc họp với các chuyên gia nắm được vấn đề để cùng thảo luận triển khai với các doanh nghiệp. Nay có Tổ công tác, sự thảo luận sẽ được mở rộng hơn, khách quan hơn giữa các Hiệp hội, doanh nghiệp, chuyên gia trong lĩnh vực lao động, quan hệ lao động.”- ông Trương Văn Cẩm nói. 

Thống nhất về việc Tổ công tác sẽ có Tổ trưởng, Ban điều hành và Tổ thư ký, Phó chủ tịch VITAS đề xuất các ý kiến trao đổi theo email chung và bàn thảo theo nhóm được tổ thư ký tập hợp lại.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký VASEP đồng nhất việc hình thành Tổ công tác. Để đảm bảo tính hiệu quả, ông Nam cho rằng VCCI cần khởi động ngay việc soạn thảo quy chế. “Chúng ta đã có sự liên kết, trao đổi họp bàn giữa VCCI với các Hiệp hội từ trước. Khi thành lập Tổ công tác cần bài bản hơn, nguyên tắc hơn, cần có quy chế ngắn gọn cho Tổ”, Phó Tổng Thư ký VASEP kiến nghị. 

trao bằng khen của Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Trung ương các Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam cho 7 tập thể vì đã có những đóng góp tích cực trong quá trình xây dựng Bộ Luật lao động sửa đổi năm 2019.

Phó Chủ tịch VCCI Hoàng Quang Phòng trao bằng khen cho 7 tập thể vì đã có những đóng góp tích cực trong quá trình xây dựng Bộ Luật lao động sửa đổi năm 2019. Ảnh: Thy Hằng

Tại buổi làm việc bà Đào Thị Thu Huyền - đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đề nghị nâng cao hơn nữa tính chủ động trong các hoạt động của Tổ công tác.

Theo bà Huyền, nếu cứ theo quy trình cơ quan chức năng soạn thảo rồi mới đưa các Hiệp hội có ý kiến đóng góp thì sẽ bị động, bó hẹp trong những nội dung mà dự thảo đưa ra sẵn, những đề xuất ý tưởng mới khó được đưa ra.

“Tổ công tác nên có đề xuất họp và đóng góp ý kiến trước khi ban soạn thảo đưa ra nội dung dự thảo, vì thực tế nhiều dự thảo sau khi hoàn thành đưa ra lấy ý kiến sau đó rất khó sửa đổi”, bà Huyền nhấn mạnh.

Cũng dịp này, VCCI tiến hành trao bằng khen của Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Trung ương các Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam cho 7 tập thể vì đã có những đóng góp tích cực trong quá trình xây dựng Bộ Luật lao động sửa đổi năm 2019.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tăng cường “tiếng nói” của doanh nghiệp vào xây dựng pháp luật lao động tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711652334 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711652334 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10