Theo phương pháp Richard Anker, lương đủ sống là khoản thu nhập đủ đảm bảo cho người lao động và gia đình họ có cuộc sống cơ bản bền vững phù hợp với mức độ phát triển kinh tế.
>>Thời điểm nào nên điều chỉnh lương tối thiểu?
Mô hình Anker cũng lưu ý, lương phải được điều chỉnh để bắt kịp với “sự thay đổi của giá cả”. Hiện hành, theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng với vùng I là 4.420.000 đồng/tháng; vùng II là 3.920.000 đồng/tháng; vùng III là 3.430.000 đồng/tháng và vùng IV là 3.070.000 đồng/tháng.
Trong bối cảnh giá cả hàng hóa cơ bản tăng chóng mặt như hiện nay, tăng lương cho người lao động là hợp tình hợp lý. Nhưng lại gây áp lực cho doanh nghiệp - họ cũng cần được hỗ trợ cho phục hồi sau thời gian dài bị bào mòn sức lực bởi dịch bệnh, biến động quốc tế. Đấy là mâu thuẫn cơ bản. Để giải quyết mâu thuẫn, không thể chỉ dựa vào nhận thức cảm tính. Cần có nghiên cứu, đánh giá lý tính bằng con số cụ thể. Căn cứ vào biến động giá tiêu dùng, chỉ cố CPI để lượng hóa mức thu nhập từ 3,07 triệu đến 4,42 triệu đồng/tháng có thể mua được những gì cơ bản để duy trì cuộc sống gia đình người lao động? Có khả năng tích góp phòng khi ốm đau, hoạn nạn?
Bên cạnh đó, cần huy động tính ưu việt của chính sách cho người lao động. Qũy kết dư công đoàn, bảo hiểm xã hội hoàn toàn có thể giải ngân để hỗ trợ nguồn tăng lương tối thiểu vùng. Về phía doanh nghiệp, chúng ta đã nói rất nhiều đến khả năng hỗ trợ bằng cách giảm thuế, phí, giá vay vốn.
Có thể bạn quan tâm
05:05, 24/04/2022
04:00, 23/04/2022
02:00, 22/04/2022
17:36, 21/04/2022
15:23, 21/04/2022
04:00, 18/04/2022
11:51, 12/04/2022
11:00, 24/03/2021