Tăng trưởng tín dụng sẽ thế nào trong nửa đầu năm 2020?

Diendandoanhnghiep.vn Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đặt hạn mức tăng trưởng tín dụng ban đầu cho từng ngân hàng ở mức tương đối thấp trong nửa đầu năm 2020.

Với tình huống tâm lý thị trường hiện đang yếu do ảnh hưởng từ SARS-CoV-2, việc đặt hạn mức tăng trưởng tín dụng thấp cho mỗi ngân hàng gần như làm tăng thêm lo ngại về triển vọng vĩ mô nói chung và cả ngành ngân hàng nói riêng. 

Tuy nhiên, MBKE tin rằng việc này không đại diện cho chính sách thắt chặt tiền tệ bởi vì mục tiêu tăng trưởng tín dụng cho cả ngành ngân hàng trong 2020 vẫn không đổi ở mức 14%. Hơn nữa, đây cũng là hoạt động bình thường, đặc biệt là trong 3 năm gần đây, NHNN đều có khuynh hướng đặt mục tiêu ban đầu về tăng trưởng tín dụng cho từng ngân hàng thấp hơn hạn mức tăng trưởng của cả ngành.

Đồ thị cho thấy hạn mức tăng trưởng tín dụng ban đầu cho các ngân hàng được đặt ra khá thấp

Đồ thị cho thấy hạn mức tăng trưởng tín dụng ban đầu cho các ngân hàng được đặt ra khá thấp

NHNN sẽ đánh giá lại tình hình hoạt động nửa đầu năm của từng ngân hàng và tùy thuộc vào các chỉ số thận trọng cũng như mức độ tuân thủ với những quy định và chính sách của từng ngân hàng. Sau đó NHNN sẽ quyết định tăng hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng theo từng trường hợp cụ thể (có thể tăng thêm 3-4% cho các ngân hàng mạnh như trong 2017-2018).

Tín dụng nửa đầu năm thấp do dịch bệnh

Theo MBKE, tăng trưởng tín dụng nửa đầu năm 2020 sẽ thấp là do ảnh hưởng từ dịch SARS-CoV-2, nên NHNN chỉ đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng ngân hàng thấp hơn, trong khi vẫn cung cấp một khoản hợp lý cho các ngân hàng thương mại tăng trưởng và cũng cho phép NHNN duy trì việc giám sát các ngân hàng địa phương (nghĩa là yêu cầu các ngân hàng quản lý chặt hơn chất lượng tài sản, tuân thủ các quy định, và hỗ trợ chính sách của NHNN – ví dụ như giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp trong nước. Mục tiêu này đã được đặt ra từ trước khi bùng phát dịch bệnh, và hiện đang trở thành hành động cấp thiết được Chính phủ/NHNN kêu gọi các ngân hàng thực hiện).

Ông Quản Trọng Thành

Ông Quản Trọng Thành

Với hạn mức tăng trưởng tín dụng ban đầu được đặt ra thấp cho các ngân hàng này (đa số là ngân hàng lớn và mạnh), điều này có nghĩa là hạn mức cho các ngân hàng nhỏ hơn có thể sẽ còn thấp hơn. Cùng với thanh khoản hiện đang dư thừa, hạn mức tăng trưởng tín dụng thấp hơn sẽ giúp giảm mức độ cạnh tranh về tăng huy động giữa các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ; do đó sẽ góp phần ổn định, thậm chí có thể giảm lãi suất tiền gửi, mở ra lộ trình cho các ngân hàng giảm lãi suất cho vay.

Với hạn mức tăng trưởng tín dụng thấp hơn, các ngân hàng sẽ cần phải lựa chọn ngành/khách hàng tốt hơn để cho vay. Điều này sẽ giúp kiểm soát tốt hơn chất lượng tài sản.

Ngoài ra, dịch bệnh bùng phát sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế trong năm nay, sẽ ảnh hưởng ngành ngân hàng trong việc tăng trưởng tín dụng và chất lượng tài sản.

Ngân hàng sẽ duy trì chất lượng tài sản tốt

Cho đến hiện tại, MBKE vẫn duy trì kịch bản cơ sở là dịch bệnh có thể được kiểm soát vào cuối tháng 4/2020, và xem xét tới hành động cũng như hướng dẫn của NHNN đối với các ngân hàng về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, MBKE tin là chất lượng tài sản (~tỷ lệ nợ xấu) sẽ duy trì tốt.

Về tăng trưởng tín dụng, ở kịch bản cơ sở, chúng ta có thể kỳ vọng mức tăng trưởng tín dụng cho cả năm 2020 ở mức 12,5-13%. Trong báo cáo chiến lược của MBKE hồi tháng 1/2020, công ty này cũng dự báo tăng trưởng trong khoản 13-14% khi xem xét đến cho vay mảng thế chấp nhà ở và xây dựng sẽ tăng trưởng chậm lại.

Một tin khá tích cực là TP.HCM đã phản hồi và càng chủ động hơn trong việc giải quyết tình trạng thắt nút cổ chai đối với vấn đề cấp giấy phép cho các dự án bất động sản nhà ở. Đặt mục tiêu đến cuối tháng 4/2020 mọi vấn đề sẽ được giải quyết. Trong trường hợp đó, sẽ hỗ trợ tăng trưởng cho vay thế chấp tài sản, bù đắp cho nhu cầu tín dụng chậm lại trong các ngành bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Chiến lược đầu tư cổ phiếu "vua"

Về lựa chọn cổ phiếu ngân hàng để đầu tư, cách tiếp cận của MBKE là luôn chọn những ngân hàng có lợi thế cạnh tranh rõ ràng, có khả năng duy trì tăng trưởng cũng như khả năng sinh lợi trong dài hạn, và khả năng “chống sốc” trong ngắn hạn mà trước tiên phải xem xét tỷ lệ nợ xấu và khả năng dự phòng rủi ro nợ xấu. Theo đó, 4 cổ phiếu ngân hàng được khuyến nghị mua bao gồm:  Vietcombank (VCB), VPBank (VPB), MBB (MBB) and Asia Commercial Bank (ACB).

Đối với VCB và ACB, với tài sản chất lượng tốt và tỷ lệ dự phòng rủi ro nợ xấu tốt, có khả năng duy trì tăng trưởng lợi nhuận tốt trong năm 2020 (20-26%) và ROE (21-23%). ACB là một ngân hàng tốt, nhưng nhà đầu tư nước ngoài khó mua được vì hết room.

Câu chuyện của VPB năm nay vẫn xoay quanh khả năng thương vụ bán FE Credit với giá cao hơn rất nhiều (so với định giá hiện tại của thị trường). 

Với MBB, xem xét định giá hiện tại với khả năng cạnh tranh của MBB, MBKE vẫn duy trì khuyến nghị mua dựa trên triển vọng tăng trưởng dài hạn của ngành ngân hàng Việt Nam.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tăng trưởng tín dụng sẽ thế nào trong nửa đầu năm 2020? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713887699 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713887699 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10