Tạo “sức bật” cho miền Trung

NGỌC THÁI 08/04/2022 11:33

Duyên hải miền Trung vốn được xem như “đòn gánh” hai đầu của đất nước, nên vấn đề tạo cơ chế đặc thù, hành lang pháp lý thông thoáng,...

Đặc biệt là cơ chế phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, là yêu cầu cấp bách.

>>Bất động sản miền Trung bước vào chu kỳ tăng trưởng

So với các vùng kinh tế trọng điểm của phía Bắc và phía Nam, miền Trung lâu nay vẫn còn được xem là “vùng trũng” về tốc độ phát triển, vẫn chưa phát huy được những tiềm năng về địa thế.

“Vùng trũng” về kinh tế

Theo Nghị quyết số 36-NQ/TW của Hội nghị lần thứ tám BCH TW Đảng (khóa XII) về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đối với khu vực miền Trung từ Thanh Hoá đến Bình Thuận phải phát triển các cảng biển nước sâu trung chuyển quốc tế, cảng biển chuyên dụng gắn với các khu liên hợp công nghiệp, dầu khí, điện, năng lượng tái tạo, công nghiệp sạch; nuôi trồng, khai thác, chế biến hải sản, dịch vụ hậu cần...

>>Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: "Đầu tàu" Đà Nẵng tạo động lực phát triển kinh tế vùng

>>Bất động sản miền Trung chớp cơ hội vàng

Thế nhưng, đến nay khu vực này vẫn chưa phát triển được các định hướng nói trên. Do đó đến nay, 14 địa phương ven biển miền Trung mới chỉ đóng góp khoảng hơn 20% GDP, trong khi 28 tỉnh, thành ven biển của cả nước đóng góp 73% GDP.

Theo đánh giá của các chuyên gia, quy mô, hiệu quả hoạt động kinh tế và độ hấp dẫn kinh tế của các vùng địa lý ở khu vực này vẫn chưa đồng đều. Nghĩa là, tổng sản phẩm trong nước/tổng sản phẩm trong vùng chia cho diện tích của cả nước/của vùng (đơn vị tính là GDP/km2 hoặc GRDP/km2) vẫn có sự chênh lệch rất lớn giữa các tỉnh, thành.

Đơn cử, năm 2019, Đà Nẵng là địa phương có mật độ kinh tế dẫn đầu trong khu vực với mật độ 86,2 tỷ đồng/km2, gấp gần 6 lần so trung bình toàn vùng kinh tế trọng điểm. Trong khi đó, cùng vào thời điểm này, Quảng Nam lại kém xa so với Đà Nẵng tới 9 lần.

Tháo gỡ vướng mắc

Ông Phan Việt Cường– Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam, cho rằng cần tháo gỡ ngay các rào cản, vướng mắc để huy động các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, phát triển mạnh dịch vụ logistics… Riêng đối với hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, sân bay, bến cảng cần có giải pháp đầu tư đồng bộ theo hướng hiện đại để giúp miền Trung vươn lên cùng hai đầu đất nước.

Việc xác định vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm 5 tỉnh, thành từ Thừa Thiên – Huế đến Bình Định được xem như “nhạc trưởng” để tạo liên kết vùng, cùng với các địa phương khác ở khu vực này tạo thêm “mảng ghép” vững chắc cho nền kinh tế của đất nước.

TS. Huỳnh Huy Hoà - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng cho rằng, có rất nhiều nguyên nhân khiến khu vực miền Trung, trong đó có vùng kinh tế trọng điểm khu vực này chưa thể phát triển tương xứng, như vấn đề về hạ tầng kỹ thuật, xuất phát điểm, thiếu liên kết trong phát triển vùng…

Chính vì vậy, TS Huỳnh Huy Hoà cho rằng, cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo Luật Quy hoạch, trong đó xác định biển là trung tâm để tính toán quy hoạch. Trên cơ sở quy hoạch được duyệt, cần triển khai xác định khung phát triển chiến lược cho toàn vùng, xác định những ưu tiên đầu tư để phát triển đồng bộ và sử dụng hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt ưu tiên phát triển hệ thống logistics. Ngoài ra, việc hoàn thiện hệ thống giao thông kết nối Bắc - Nam và hệ thống đường ngang Đông - Tây kết nối liên thông các cảng biển và các tỉnh ven biển với vùng Tây Nguyên cũng cần có giải pháp đẩy nhanh tiến độ triển khai.

Có thể bạn quan tâm

  • Những dự án hút khách tại thiên đường nghỉ dưỡng miền Trung

    Những dự án hút khách tại thiên đường nghỉ dưỡng miền Trung

    08:00, 09/03/2022

  • Miền Trung phát huy tiềm năng thu hút FDI

    Miền Trung phát huy tiềm năng thu hút FDI

    01:06, 27/02/2022

  • Bất động sản miền Trung: Đầu tư trong thời kỳ mới thế nào cho hợp lý?

    Bất động sản miền Trung: Đầu tư trong thời kỳ mới thế nào cho hợp lý?

    10:22, 29/01/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tạo “sức bật” cho miền Trung
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO