Thách thức chờ FPT Retail khi "lấn sân" bán mĩ phẩm

Diendandoanhnghiep.vn Với mĩ phẩm, FPT Retail sẽ phải cạnh tranh với nhiều chuỗi mĩ phẩm ngoại như: Watson, Guardian, The Face Shop,...Đây là những doanh nghiệp có kinh nghiệm và tiềm lực lớn trong ngành.

Sau khi mở chuỗi nhà thuốc, hàng quốc tế, mắt kính, đăng ký thêm ngành nghề chuyển phát, mới đây FPT Retail bắt đầu mở cửa hàng F.Beauty, chuyên kinh doanh mỹ phẩm nhập ngoại.

Kinh doanh mỹ phẩm không dễ "xơi"

Theo đại diện nhà Bán lẻ, đây là dự án thử nghiệm mới nhất của đơn vị. F.Beauty bắt đầu tuyển dụng số lượng lớn nhân sự từ cuối tháng 11/2019.

mới đây FPT Retail bắt đầu mở cửa hàng F.Beauty, chuyên kinh doanh mỹ phẩm nhập ngoại.

Mới đây FPT Retail bắt đầu mở cửa hàng F.Beauty, chuyên kinh doanh mỹ phẩm nhập ngoại.

Tại Việt Nam, ngành làm đẹp được đánh giá là khá nổi, tuy nhiên thị trường vẫn còn sơ khai. Khách hàng Việt Nam có độ tuổi trung bình trẻ nhất trong số các nước Đông Nam Á, họ năng động và chủ động trong việc tìm kiếm các sản phẩm làm đẹp và chăm sóc da. Không chỉ FPT Retail, nhiều đơn vị, tên tuổi trong và ngoài cũng đã bắt đầu khai phá miếng bánh màu mỡ này, dù đối mặt với rất nhiều thách thức.

Trong một nghiên cứu của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), đơn vị này cho rằng F.Beauty là bước đi của FPT Retail nhằm đa dạng hóa hoạt động khi thị trường hàng công nghệ bão hòa, tương tự như chuỗi nhà thuốc Long Châu trước đây. Tuy nhiên mức độ cạnh tranh trong mảng mĩ phẩm được cho là sẽ gay gắt hơn so với dược phẩm.

VDSC dẫn số liệu từ Euromonitor cho biết thị trường sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp tại Việt Nam trị giá gần 10 tỉ USD (năm 2018) và có tiềm năng tăng trưởng kép 7%/năm trong giai đoạn 2018 - 2023. VDSC cho rằng đây là thị trường cực kì phân mảnh khi 14 chuỗi lớn nhất chỉ chiếm 1,4% thị trường.

Tăng trưởng thu nhập khả dụng và sự gia tăng của tầng lớp trung lưu/giàu có tạo ra nhu cầu dồi dào cho các sản phẩm làm đẹp, mà giờ đây không chỉ đến từ nữ giới mà còn cả nam giới. Theo Nielsen, chi tiêu mĩ phẩm bình quân đầu người ở Việt Nam chỉ đạt 4 USD, trong khi con số đó ở Thái Lan là 20 USD, cho thấy tiềm năng là rất lớn.

Hơn nữa, người tiêu dùng cũng đang chuyển từ mĩ phẩm xách tay và không rõ nguồn gốc được bán online sang mua sắm tại các nhà bán lẻ chuyên nghiệp và có uy tín để tránh hàng nhái, hàng giả.

Theo VDSC, thị trường bán lẻ mĩ phẩm có nhiều điểm tương đồng với bán lẻ dược phẩm: một thị trường khá lớn với mức độ phân mảnh cực kì cao và chưa có người thống trị.

Tuy nhiên với bán lẻ thuốc, FPT Retail chủ yếu cạnh tranh với các nhà thuốc tư nhân vừa và nhỏ; còn với mĩ phẩm, FPT Retail sẽ phải cạnh tranh với nhiều chuỗi mĩ phẩm ngoại như: Watson, Guardian, The Face Shop...,

Đây là những doanh nghiệp có kinh nghiệm và tiềm lực lớn trong ngành. Ngoài ra, trước khi được FPT Retail mua lại, Long Châu đã là một trong những hiệu thuốc hàng đầu với doanh thu trên mỗi cửa hàng vượt trội so với các chuỗi dược khác, còn F.Beauty đang được FPT Retail xây dựng từ đầu.

Do đó, VDSC có quan điểm thận trọng về triển vọng của chuỗi F.Beauty.

FRT vẫn đang tìm kiếm các mảng mới

Trở lại với FRT, mới đây FPT Shop vừa gỡ mục “Điện máy” khỏi website fptshop.com.vn sau khoảng hơn 6 tháng thử nghiệm kinh doanh mặt hàng, thông qua hợp tác với hệ thống Nguyễn Kim. Được biết, FPT Shop đang tạm hoãn hoạt động này để tập trung cho những mảng mang lại hiệu quả cao hơn. Phía doanh nghiệp cũng khẳng định, ban lãnh đạo vẫn đang xem xét có nên chính thức bỏ mảng kinh doanh này.

Không chỉ bán điện máy, bán hàng xuyên quốc gia, FPT Retail cũng vừa bổ sung hai ngành nghề kinh doanh là bưu chính và chuyển phát. Đây được biết là công tác chuẩn bị hành lang pháp lý cho chiến lược mở rộng những ngành hàng liên quan thời gian tới.

9 tháng đầu năm 2019 FRT ghi nhận doanh thu đạt 12.427 tỷ đồng, tăng gần 13% so với cùng kỳ năm 2018. Tuy nhiên, do trích lập dự phòng nợ xấu cho 2 chương trình F-Friends và Subsidy, lợi nhuận trước thuế 9 tháng chỉ còn tăng nhẹ 3% lên mức 292 tỷ đồng.

Riêng với mảng dược, FRT vừa công bố đã hoàn tất đạt 70 cửa hàng đến cuối tháng 11/2019. Thời gian tới, FRT dự tiếp tục đẩy mạnh đầu tư cho chuỗi nhà thuốc Long Châu, mở rộng mạng lưới cửa hàng đến nhiều tỉnh, thành hơn nữa. Công ty đặt kế hoạch sẽ mở thêm 200 nhà thuốc Long Châu trong năm 2020 và dự kiến đạt khoảng 1.900 tỷ đồng doanh thu.

Trong kế hoạch dài hạn đến năm 2022, FRT dự kiến sẽ mở 700 nhà thuốc Long Châu với doanh thu ước đạt 6.000 tỷ, tương đương nắm được 30% thị phần thị trường dược phẩm tại Việt Nam.

Dẫn số liệu của GFK, Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho biết giá trị thị trường hàng công nghệ điện tử Việt Nam trong 9 tháng 2019 giảm -2,4% so với cùng kì năm trước, do sự suy giảm của mảng máy ảnh kĩ thuật số (-18,7%) và mảng điện thoại di động (-4,5%).

VCSC lưu ý rằng thị trường đã có sự chuyển dịch dần từ các thương hiệu điện thoại di động cao cấp (Apple và Samsung) sang trung cấp (Oppo, Realme, Vivo, Xiaomi); điều này giải thích sự sụt giảm trong giá trị thị trường hàng điện thoại di động, dẫn đến tăng trưởng doanh thu của FPT Retail chậm lại đáng kể.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thách thức chờ FPT Retail khi "lấn sân" bán mĩ phẩm tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714065292 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714065292 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10