Nhiều ưu đãi "hút" đầu tư vào Khu kinh tế Thái Bình

Minh Hương 01/08/2019 15:27

Thái Bình đang hoàn thiện Đề án chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư Khu kinh tế Thái Bình đến năm 2030, với chủ trương không thu hút các doanh nghiệp nhỏ, hạn chế dùng ngân sách để hỗ trợ đầu tư.

Theo đó, mục tiêu của đề án là tăng cường thu hút được nhiều nhà đầu tư, thúc đẩy Khu kinh tế (KKT) phát triển nhanh và vượt trội, từng bước hiện thực hóa Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Thái Bình đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.

Khu kinh tế Thái Bình sẽ có nhiều  chính sách ưu

Khu kinh tế Thái Bình sẽ có nhiều chính sách ưu đãi thu hút các nhà đầu tư.

Trên nhu cầu thực tế, để hút đầu tư vào Khu kinh tế Thái Bình, các chính sách ưu đãi đầu tư được điều chỉnh và bổ sung gồm: chính sách ưu đãi về đất đai, chính sách hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật đến chân hàng rào các khu chức năng, chính sách hỗ trợ san lấp mặt bằng, chính sách hỗ trợ xây dựng trạm xử lý nước thải, chất thải tập trung, chính sách hỗ trợ thủ tục hành chính, tiếp cận thông tin…

Đánh giá về những chính sách được đề cập trong đề án, ông Nguyễn Hồng Diên, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Bình khẳng định: "Cần đi sâu, làm rõ lợi thế của Khu kinh tế Thái Bình với các Khu kinh tế khác hiện nay, từ đó thu hút đầu tư. Trong đó, tập trung nhấn mạnh lợi thế về giao thông (có tuyến đường bộ ven biển); lợi thế về nguồn lao động dồi dào; có quỹ đất lớn làm khu công nghiệp; có nguồn năng lượng tại chỗ phong phú như 2 nhà máy nhiệt điện, trữ lượng khí, than lớn", ông Diên nói.

Có thể bạn quan tâm

  • Thái Bình: Nhiều vi phạm tại khu du lịch nghìn tỷ

    Thái Bình: Nhiều vi phạm tại khu du lịch nghìn tỷ

    18:15, 29/07/2019

  • “Giải cứu” Nhiệt điện Thái Bình 2

    “Giải cứu” Nhiệt điện Thái Bình 2

    06:40, 29/07/2019

  • Thái Bình:p/Phê duyệt khu công nghiệp Thaco – Thái Bình gần 200 ha

    Thái Bình: Phê duyệt khu công nghiệp Thaco – Thái Bình gần 200 ha

    19:00, 27/07/2019

Bên cạnh đó, khi xây dựng các chính sách ưu đãi cần bám sát Nghị định số 82/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý Khu công nghiệp và Khu kinh tế và các quy định khác để có cơ chế đủ sức hấp dẫn nhà đầu tư.

"Những nội dung đầu tư chưa thể hiện trong các Nghị định cần được nghiên cứu, đề xuất phù hợp với địa phương và bảo đảm đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra, cần chú ý tạo sự thông thoáng, thuận lợi, an toàn cho nhà đầu tư. Đồng thời, địa phương xem xét, điều chỉnh lại một số chính sách cho hợp lý, bổ sung những chính sách an sinh xã hội và chính sách thuế", ông Diên nói.

Ông Diên nhấn mạnh thêm: "Không thu hút các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ vào Khu kinh tế. Hạn chế dùng ngân sách để hỗ trợ đầu tư. Nếu cần ngân sách hỗ trợ đầu tư thì ưu tiên tập trung vào hạ tầng giao thông và hạ tầng xử lý chất thải, ngân sách còn lại tập trung vào an sinh xã hội. Việc giải phóng mặt bằng là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương".

Khu kinh tế Thái Bình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là khu kinh tế ven biển có tổng diện tích trên 30 nghìn ha, bao gồm 30 xã, 1 thị trấn thuộc huyện Tiền Hải và Thái Thụy.

Theo quy hoạch, Khu kinh tế sẽ có cơ cấu kinh tế và không gian phát triển của một đô thị dịch vụ; lấy sự phát triển của công nghiệp, cảng biển, du lịch, đô thị làm cơ sở phát triển kinh tế dịch vụ. Các khu đô thị mới được hình thành thuộc Khu đô thị Diêm Điền gắn với dịch vụ cảng biển - công nghiệp - du lịch; Khu đô thị Đồng Châu - Cồn Vành gắn với dịch vụ du lịch - vui chơi giải trí; Khu đô thị Tiền Hải gắn với dịch vụ công nghiệp. Hình thành các vùng du lịch tập trung: Cồn Vành - Cồn Đen phát triển du lịch đặc thù, du lịch biển; các khu dân cư nông thôn hiện hữu được cải tạo, nâng cấp gắn với nông nghiệp công nghệ cao; mỗi làng tại vùng ven biển Thụy Trường, Thụy Xuân, Nam Thịnh, Nam Hưng là một làng du lịch cộng đồng gắn với nuôi trồng, đánh bắt hải sản.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nhiều ưu đãi "hút" đầu tư vào Khu kinh tế Thái Bình
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO