Thái Nguyên: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về phát triển Khoa học và Công nghệ

KIM DUNG - VŨ PHƯỜNG 15/05/2024 16:09

Sau 7 năm triển khai Chỉ thị số 21-CT/TU, ngày 25/7/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên, hoạt động KH&CN và đổi mới sáng tạo của tỉnh đã có nhiều bước phát triển và đạt được kết quả tích cực.

>>> Thái Nguyên: Khoa học và Công nghệ động lực tăng trưởng kinh tế

Đông đảo các nhà khoa học, quản lý, doanh nghiệp tham gia Hội thảo

Đông đảo các nhà khoa học, quản lý, doanh nghiệp tham gia Hội thảo

Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Nguyên về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phát triển Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; nhằm đánh giá những kết quả đã đạt được, những hạn chế, tồn tại, nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm, ngày 15/5/2024, Sở KH&CN tổ chức buổi Hội thảo Kết quả thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TU. Dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố; lãnh đạo Đại học Thái Nguyên và các trường thành viên; cùng đông đảo đại biểu trí thức, nhà khoa học của tỉnh.

Phát triển KH&CN trong thời kỳ mới

Phát biểu tại Hội thảo, ông Phạm Quốc Chính, Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Thái Nguyên cho biết, trong những năm qua, hoạt động KH&CN trên địa bàn tỉnh có bước phát triển mạnh mẽ, toàn diện trên các lĩnh vực, phát triển đồng bộ khoa học xã hội và nhân văn, khoa học kỹ thuật công nghệ, khoa học y dược, khoa học nông nghiệp,… Trình độ phát triển KH&CN trên một số lĩnh vực của tỉnh đạt mức tiên tiến, hiện đại như công nghệ sinh học, công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin… Tỷ trọng đóng góp của KH&CN vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh ngày càng tăng, đội ngũ cán bộ KH&CN của tỉnh được tăng cường mạnh cả số lượng và chất lượng.

Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Thái Nguyên Phạm Quốc Chính phát biểu tại buổi hội thảo

Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Thái Nguyên Phạm Quốc Chính phát biểu tại buổi hội thảo

Theo ông Phạm Quốc Chính, Chỉ thị số 21 của Tỉnh ủy Thái Nguyên là chỉ đạo, định hướng lớn cho hoạt động KH&CN của tỉnh. Sau 7 năm thực hiện, Sở KH&CN và các cơ quan liên quan đã tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành 09 văn bản quy phạm pháp luật, 38 đề án, chương trình, kế hoạch có liên quan đến phát triển KH&CN, nhằm cụ thể hóa định hướng, nội dung, nhiệm vụ hoạt động KH&CN trong từng thời kỳ, phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh. Các sở, ngành, địa phương đã ban hành trên 200 văn bản triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phát triển KH&CN tại ngành, địa phương.

Một số kết quả đạt được nổi bật như: Chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) cấp địa phương năm 2023 – PII do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố, Thái Nguyên là địa phương đứng thứ 10 cả nước và đứng đầu các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc; Tỷ trọng tăng năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế GRDP của tỉnh luôn cao hơn so với mức bình quân trung của cả nước. Giai đoạn 2016-2020 đạt 51,3% (trung bình cả nước là 45,7%); giai đoạn 2021 - 2022 là 50,4%. Có được những kết quả trên, nhờ sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh, trong đó có sự đóng góp tích cực của hoạt động KH&CN và ĐMST.

Một trong những giải pháp chủ yếu nêu tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020- 2025 là phát triển KH&CN, trong đó tập trung “Hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao KH&CN vào sản xuất và đời sống; thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.

Để thực hiện được các nội dung, giải pháp phát triển KH&CN và ĐMST đã đề ra, cần thiết phải đánh giá chính xác, khách quan, toàn diện kết quả thực hiện Chỉ thị số 21, làm rõ nhưng ưu điểm, hạn chế, tồn tại và nguyên nhân, đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm, đề ra phương hướng, giải pháp thực hiện trong thời gian tới.

>>> Gỡ điểm nghẽn trong phát triển thị trường khoa học và công nghệ

>>> Khoa học và công nghệ (Thái Nguyên): Thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững

Ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn

Nhằm góp phần ứng dụng KH&CN vào thực tiễn trong các hoạt động nghiên cứu, quản lý nhà nước, nhà trường, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhiều chuyên gia, nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp đã tham gia tham luận, thảo luận tại hội nghị.

Phó Giám đốc Đại học Thái Nguyên - Trần Thanh Vân phát biểu tham luận

Phó Giám đốc Đại học Thái Nguyên - Trần Thanh Vân phát biểu tham luận

Ông Trần Thanh Vân, Phó Giám đốc Đại học Thái Nguyên cho biết, thực hiện Chỉ thị -CT/TU, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy Thái Nguyên trong công tác Đảng, Đại học Thái Nguyên đã phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh trong việc triển khai các hoạt động KH&CN và ký 1 Chương trình phối hợp toàn diện về KH&CN. Đã triển khai 109 nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ, cấp tỉnh, cấp ĐH. Tổng kinh phí huy động từ các nguồn thực hiện Chương trình đạt hơn 197 tỷ đồng.

Đại học Thái Nguyên đã giúp một số huyện trong tỉnh xây dựng các quy hoạch phát triển KT-XH đảm bảo tính khoa học, thực tiễn, giúp địa phương hoạch định chính sách, phát triển thời gian tới; tư vấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ cho một số phòng thử nghiệm, phòng thí nghiệm của tỉnh; tập huấn cho nông dân, cán bộ kỹ thuật cho lĩnh vực nông lâm nghiệp, y tế, CNTT...

ĐH Thái Nguyên, các trường ĐH thành viên và các đơn vị trực thuộc đã phối hợp tốt với Sở KH&CN trong việc thực hiện hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp, ĐMST trên địa bàn tỉnh. Như: Hội thảo xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, ĐMST vùng Trung Du miền núi phía Bắc; Cuộc thi tìm kếm ý tưởng khởi nghiệp ĐMST tỉnh Thái Nguyên năm 2017, 2019 và 2020; Ký kết Chương trình phối hợp hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025 giữa các đơn vị: ĐH Thái Nguyên; Sở KH&CN; Hội LHPN; Tỉnh đoàn... Hoạt động khởi nghiệp ĐMST đạt được nhiều kết quả nổi bật đã hình thành và đi vào hoạt động CLB khởi nghiệp, Qũy hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp, ĐMST, ông Vân chia sẻ.

Bà Hứa Thị Kiều Hoa, đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Nguyên phát biểu tham luận

Bà Hứa Thị Kiều Hoa, đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Nguyên phát biểu tham luận

Trao đổi kết quả nổi bật và những vấn đề đặt ra sau 7 năm thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TU, ngày 25/7/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên, bà Hứa Thị Kiều Hoa, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy nhấn mạnh, KH&CN đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển KT-XH, bảo đảm QP-AN, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Chỉ thị số 21-CT/TU ra đời đã tạo nên kết quả tích cực, bứt phá cho công tác KH&CN. Đóng góp của KH&CN ngày càng cao trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh.  

Hệ thống tổ chức KH&CN được thực hiện chặt chẽ theo đúng quy định của Luật  KH&CN. Đã có 9/9 huyện, thành phố đã thành lập hội đồng KH&CN cấp huyện; Đội ngũ trí thức KH&CN của tỉnh gấp 5 lần so với bình quân cả nước; Đề tài, dự án KH&CN trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, nông thôn đã bám sát định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh; các nhiệm vụ KH&CN trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, kỹ thuật công nghệ đã hỗ trợ phát triển sản phẩm của doanh nghiệp; Các nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực y dược góp phần nâng cao chăm sóc sức khỏe nhân dân; các nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực khoa học xã hội, nhân văn giúp triển khai chính sách phù hợp phát triển KT-XH tỉnh; Kinh tế số, xã hội số  Thái Nguyên đã được đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ số, công dân số...

Bên cạnh những kết quả đạt được, Chỉ thị 21-CT/TU còn có 1 số hạn chế như: cơ chế chính sách hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động KH&CN vẫn còn một số bất cập, chưa cụ thể, rõ ràng, nhất là cơ chế tài chính, các chính sách ưu đãi nhằm thu hút , huy động sự tham gia của doanh nghiệp và xã hội đầu tư vào hoạt động KH&CN...

Ông Phạm Văn Quang, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên – đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp tỉnh tham luận về ứng dụng KHCN đối với doanh nghiệp

Ông Phạm Văn Quang, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên – đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp tỉnh tham luận về ứng dụng KHCN đối với doanh nghiệp

Ông Phạm Văn Quang, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh – Chủ tịch Hội Doanh nghiệp TP Thái Nguyên đánh giá Chỉ thị 21-CT/TU rất quan trọng, cần thiết. Hàng năm chúng tôi đánh giá rất cao nghành KH&CN Thái Nguyên. Nhưng nhìn chung với sự bùng nổ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trên con đường cạnh tranh sản phẩm cuối cùng hướng tới doanh nghiệp. Vì vậy tôi kiến nghị tỉnh Thái Nguyên sẽ quan tâm tới những doanh nghiệp làm KH&CN; có ngân sách bố trí hỗ trợ doanh nghiệp; quan tâm giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng sản phẩm...

Các đại biểu tham luận, thảo luận tại hội nghị

Các đại biểu tham luận, thảo luận tại hội nghị

Kết luận Hội thảo, ông Phạm Quốc Chính, Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Thái Nguyên, đánh giá các ý kiến phát biểu, tham luận tại Hội thảo một lần nữa nhấn mạnh vị trí, vai trò của KH&CN đối với phát triển kinh tế - xã hội. Cơ bản các ý kiến đều đánh giá cao kết quả hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của tỉnh thời gian qua; đánh giá, phân tích làm rõ kết quả KH&CN của một số ngành, địa phương, đơn vị; đề xuất một số giải pháp để phát triển KH&CN trở thành động lực quan trọng xây dựng Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của khu vực trung du, miền núi phía Bắc và vùng Thủ đô Hà Nội vào năm 2030 (theo mục tiêu Quy hoạch tỉnh đã đề ra),…

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng nêu lên một số khó khăn, vướng mắc và đề xuất kiến nghị. Các ý kiến phát biểu, tham luận, thảo luận tại Hội thảo đều là các ý kiến tâm huyết, thẳng thắn, trách nhiệm cao. Sở Khoa học và Công nghệ sẽ nghiêm túc tiếp thu, hoàn thiện kết quả thực hiện Chỉ thị số 21, báo cáo Tỉnh ủy, UBND tỉnh.

Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của vùng Trung du và miền núi phía Bắc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tiếp tục xác định Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế của vùng.

Tỉnh Thái Nguyên còn là một trong những trung tâm đào tạo lớn của cả nước, đồng thời là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ hàng đầu của vùng trung du và miền núi phía Bắc.

Chiến lược phát triển Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo của quốc gia đến năm 2030 và Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt ra nhiều vấn đề mới, nội dung, nhiệm vụ lớn, khá nặng nề đối với ngành Khoa học và Công nghệ.

Để tiếp tục tham mưu tốt cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, xác định KH&CN và ĐMST là nhiệm vụ trọng tâm, động lực chính thúc đẩy phát triển KT-XH. Trong thời gian tới, Sở KH&CN đề nghị các sở, ban, ngành, địa phương; các trường Đại học, Viện nghiên cứu, tổ chức KH&CN tiếp tục quan tâm, phối hợp triển khai tốt hơn nữa đối với hoạt động khoa học và công nghệ của tỉnh. Đồng thời, mong muốn đội ngũ trí thức, nhà khoa học của tỉnh tiếp tục đồng hành, có những ý kiến tư vấn, phản biện, tham gia đóng góp để hoạt động KH&CN ngày càng hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

  • Thủ tướng: Khoa học công nghệ - một trong ba đột phá chiến lược phát triển đất nước

    Thủ tướng: Khoa học công nghệ - một trong ba đột phá chiến lược phát triển đất nước

    15:14, 15/05/2024

  • Hiến kế thúc đẩy hoạt động khoa học công nghệ trong doanh nghiệp

    Hiến kế thúc đẩy hoạt động khoa học công nghệ trong doanh nghiệp

    12:00, 13/05/2024

  • Làm gì để khoa học công nghệ Hải Phòng cất cánh?

    Làm gì để khoa học công nghệ Hải Phòng cất cánh?

    16:10, 02/05/2024

  • Nam Định: Đưa khoa học công nghệ để bảo tồn và phát triển các làng nghề

    Nam Định: Đưa khoa học công nghệ để bảo tồn và phát triển các làng nghề

    00:02, 19/12/2023

  • Trung tâm đổi mới sáng tạo Quốc gia: Bước đệm vững chắc cho startup khoa học công nghệ

    Trung tâm đổi mới sáng tạo Quốc gia: Bước đệm vững chắc cho startup khoa học công nghệ

    13:56, 28/10/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thái Nguyên: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về phát triển Khoa học và Công nghệ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO