Tỉnh Thanh Hóa đã dành gần 2,5 tỷ đồng để hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, đây được xem là nguồn vốn "mồi" để hỗ trợ tư vấn chuyển đổi số và áp dụng công nghệ số cho doanh nghiệp.
>>Chuyển đổi số bắt đầu từ văn hóa
Thanh Hóa là một trong số ít tỉnh, thành trong cả nước sớm ban hành nghị quyết chuyên đề về chuyển đổi số, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Theo kế hoạch hỗ trợ phát triển doanh nghiệp tỉnh Thanh Hoá năm 2023 vừa được UBND tỉnh Thanh Hoá ban hành, trong năm 2023, tỉnh sẽ dành nguồn kinh phí gần 2,5 tỷ đồng để thực hiện chương trình hỗ trợ kinh phí tư vấn chuyển đổi số và áp dụng công nghệ số cho doanh nghiệp.
Theo đó năm 2023, tỉnh Thanh Hoá sẽ hỗ trợ khoảng 15 doanh nghiệp nhỏ và vừa giải pháp tư vấn chuyển đổi số về quy trình sản xuất kinh doanh. Hỗ trợ khoảng 25 doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa chi phí thuê, mua các giải pháp chuyển đổi số để tự động hoá, nâng cao hiệu quả quy trình sản xuất kinh doanh. Mức hỗ trợ tối đa là 50% giá trị hợp đồng tư vấn giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp, nhưng không quá 55 triệu đồng/hợp đồng/năm đối với doanh nghiệp nhỏ và không quá 110 triệu đồng/hợp đồng/năm đối với doanh nghiệp vừa.
Hỗ trợ 50% chi phí cho doanh nghiệp thuê, mua các giải pháp chuyển đổi số để tự động hoá, nâng cao quy trình kinh doanh nhưng không quá 22 triệu đồng/năm đối với doanh nghiệp siêu nhỏ, không quá 55 triệu đồng/năm đối với doanh nghiệp nhỏ và không quá 110 triệu đồng/năm đối với doanh nghiệp vừa.
>>Doanh nghiệp Việt có thể giải quyết bài toán toàn cầu bằng công nghệ số
Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thanh Hóa sẽ là đơn vị tiếp nhận hồ sơ, thực hiện các thủ tục hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số từ nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước.
Ông Lê Xuân Lâm, Trưởng phòng Quản lý công nghệ thông tin, Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa cho biết, để hỗ trợ doanh nghiệp được hiệu quả, Sở đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện thủ tục hồ sơ sớm tiếp cận chính sách của tỉnh, bên cạnh tiếp tục tham mưu đẩy mạnh xây dựng cơ sở dữ liệu của các ngành lĩnh vực phục vụ người dân doanh nghiệp.
Qua khảo sát, hiện nay nhu cầu chuyển đổi số trong doanh nghiệp tại Thanh Hóa là rất lớn. Tuy nhiên có tới khoảng 60% doanh nghiệp đang vướng những rào cản về công nghệ, vốn, nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số. Do đó, việc triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ về kinh phí chuyển đổi số cho doanh nghiệp của tỉnh Thanh Hoá là vô cùng cần thiết, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế số.
Trao đổi với ông Nguyễn Hữu Thế, Tổng giám đốc Công ty CP Truyền thông số ADVTV cho biết, hiện nay đa phần doanh nghiệp đều đang và có kế hoạch tiếp cận chuyển đổi số thế nhưng nhiều doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đa phần đang lúng túng và khó khăn khi thực hiện. Chính vì vậy, với những hỗ trợ của nhà nước lúc này là vô cùng cần thiết để doanh nghiệp sớm được định hướng, được sự hồ trợ đồng hành để có những giải pháp chuyển đổi số hợp lý, như vậy nhanh chóng thúc đẩy phát triển kinh tế số.
Nhận thức rõ vai trò của việc chuyển đổi số đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, tỉnh Thanh Hoá đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số. Đến năm 2030 tiếp tục trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số và trong nhóm 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu về chính quyền số. Đây là nghị quyết có ý nghĩa rất quan trọng để cả hệ thống chính trị chung sức thực hiện chuyển đổi số với 3 trụ cột chính: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Có thể bạn quan tâm
Chuyển đổi số du lịch đón đầu nhu cầu
11:00, 22/02/2023
MobiFone và VNSTEEL ký kết thỏa thuận hợp tác Chuyển đổi số toàn diện
18:23, 24/02/2023
Chuyển đổi số bắt đầu từ văn hóa
11:30, 19/02/2023
Chuyển đổi số năm 2023: Cần thực chiến hơn, kiên trì hơn!
05:00, 17/02/2023
Doanh nghiệp vẫn khó chuyển đổi số toàn diện
04:20, 17/02/2023
Động lực ngành xây dựng từ chuyển đổi số
17:00, 14/02/2023