Thanh Hóa: Doanh nghiệp dệt may chịu sức ép “kép” từ thị trường

KIỀU PHIÊN 04/11/2020 01:58

Hậu dịch bệnh COVID-19, khó khăn “kép” đang bao vây lấy doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may xuất nhập khẩu đó là từ khâu nguyên liệu đầu vào đến thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Tính đến thời điểm hiện tại của năm 2020, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu giá trị xuất khẩu đạt 4 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, khó khăn “kép” đang bao vây lấy doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may xuất nhập khẩu đó là từ khâu nguyên liệu đầu vào đến thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Nỗ lực khai thác đơn hàng

Để khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất, bảo đảm việc làm cho người lao động, các doanh nghiệp may mặc đã nỗ lực trong kết nối, tìm kiếm thị trường, chuyển đổi mô hình sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường. Bên cạnh việc tìm kiếm thêm các thị trường thuận lợi tiêu thụ các mặt hàng truyền thống, nhiều doanh nghiệp cũng đã chủ động chuyển đổi lĩnh vực sản xuất sang các loại hàng hóa dễ tiêu thụ như khẩu trang, quần áo, phụ kiện mặc ở nhà, đồ bảo hộ... để khắc phục khó khăn do dịch bệnh và cân đối việc làm, thu nhập cho người lao động.

Công nhân

Nhiều doanh nghiệp dệt may tại Thanh Hóa đang đứng trước nguy cơ vỡ trận vì thiếu hụt đơn hàng 

Tuy nhiên, theo đánh giá chung từ các doanh nghiệp cho thấy, số lượng đơn hàng sản xuất cho những tháng cuối năm đều sụt giảm mạnh. Đáng chú ý, từ giữa quý III/2020 đến nay, nhiều đơn hàng chủ lực của các doanh nghiệp đã bị sụt giảm mạnh từ 40% đến 60%.

Ông Trịnh Xuân Lâm, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may tỉnh Thanh Hóa cho biết: Mặc dù các doanh nghiệp đang rất nỗ lực tìm kiếm các thị trường mới, nhưng với tình hình thị trường suy giảm sâu và khó dự đoán, đơn hàng cho những tháng cuối năm và năm sau chưa khả quan sẽ là một thách thức vô cùng lớn cho kế hoạch kinh doanh cho ngành dệt may xuất khẩu. Hiện nay, mặt hàng khẩu trang đã có dấu hiệu bão hòa. Đối với các doanh nghiệp trong hiệp hội, việc tìm kiếm đơn hàng ở các thị trường mới cũng chỉ khả quan đối với những đơn vị sản xuất FOB.

Tại Công ty May Xuất khẩu Trường Thắng, huyện Nông Cống, năm 2020, đơn vị có kế hoạch sản xuất và xuất khẩu trên 2 triệu sản phẩm áo jacket, quần áo dệt kim và hàng thời trang sang các thị trường truyền thống, như Mỹ, châu Âu. Tuy nhiên, do dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, các thị trường này đã hạn chế nhập khẩu hàng dệt may với số lượng lớn. Ngoài việc thích ứng chuyển một bộ phận dây chuyền sang sản xuất khẩu trang, hiện nay, công ty đang tăng cường xúc tiến tìm kiếm đơn hàng ở các thị trường mới thuộc các nước châu Á, Nga và một số thị trường khác với mục tiêu đạt khoảng 70% - 80% kế hoạch năm đã đề ra.

Doanh nghiệp cần hỗ trợ chính sách kịp thời

Trao đổi với đại diện Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa cho biết: Các thị trường xuất khẩu may mặc lớn của Việt Nam như Mỹ, EU trong thời gian gần đây liên tục có thông tin về giãn, lùi tiến độ giao hàng, đã gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp.  

Được biết, Bộ Công Thương cũng đang khẩn trương làm việc với các doanh nghiệp, ngành hàng may mặc để định lượng, xác định khó khăn, thách thức về thị trường, tín dụng, lao động... để đưa ra kế hoạch, đề xuất Chính phủ có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa cũng đã thường xuyên cập nhật thông tin cho các doanh nghiệp về tình hình thị trường, giúp các doanh nghiệp chủ động trong xây dựng kế hoạch, tái cơ cấu, tranh thủ thời cơ phục hồi, phát triển sau khi dịch bệnh được kiểm soát. Đồng thời, thông tin kịp thời, hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận với các cơ hội thuận lợi từ Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu để thích ứng hội nhập trong thời gian tới.

Như vậy, bên cạnh những nỗ lực trong chuyển hướng sản xuất, tìm hướng đi mới, tạo thêm những cơ hội trong khó khăn, ngành dệt may cần có được sự trợ sức từ Chính phủ, Ngân hàng nhà nước và các bộ, ngành nhằm duy trì trạng thái sản xuất, sẵn sàng hoạt động bình thường ngay khi thị trường ấm trở lại. Theo đó, Chính phủ kịp thời ban hành những chính sách thiết thực trợ sức cho doanh nghiệp, đồng thời triển khai hỗ trợ nguồn tài chính để trả lương cho người lao động; miễn, giảm các khoản thuế, phí; đề nghị ngân hàng ân hạn các khoản vay; gia hạn và miễn, giảm tiền thuê đất, phí hạ tầng…

Có thể bạn quan tâm

  • Thanh Hóa: Vững bước tới tương lai

    Thanh Hóa: Vững bước tới tương lai

    22:03, 03/11/2020

  • Thanh Hóa: Dấu ấn 10 năm xây dựng nông thôn mới

    Thanh Hóa: Dấu ấn 10 năm xây dựng nông thôn mới

    21:29, 03/11/2020

  • Thanh Hóa: Giáo sư Hoàng Chí Bảo kể chuyện Bác Hồ cùng gia đình Tiến Nông

    Thanh Hóa: Giáo sư Hoàng Chí Bảo kể chuyện Bác Hồ cùng gia đình Tiến Nông

    14:40, 03/11/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thanh Hóa: Doanh nghiệp dệt may chịu sức ép “kép” từ thị trường
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO