Thanh Hóa: Doanh nghiệp kiến nghị 8 vấn đề nóng

Diendandoanhnghiep.vn Sáng 31/3, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp năm 2023. Nhiều vấn đề khó khăn, vướng mắc được doanh nghiệp kiến nghị thẳng thắn.

>>Thanh Hóa: Doanh nghiệp kiến nghị nhiều vấn đề nóng

Tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp năm 2023, nhằm tiếp nhận các phản ánh, lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng và chia sẻ khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất của cộng đồng oanh nghiệp. Trên cơ sở đó, các cấp chính quyền và doanh nghiệp cùng trao đổi, giải đáp, tháo gỡ, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Đồng thời động viên, khuyến khích các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, thách thức, tiếp tục lao động sáng tạo, tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có uy tín, chất lượng trên thị trường, góp phần xây dựng cộng đồng doanh nghiệp ngày càng vững mạnh và đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa.

nk,nk,mnl

Toàn cảnh Hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị, ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa nhấn mạnh năm 2022, sự nỗ lực của cộng đồng DN đã cùng cấp ủy, chính quyền tỉnh Thanh Hóa hoàn thành xuất sắc kế hoạch, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, với tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 12,51%, đứng thứ 7 cả nước, thu ngân sách nhà Nhà nước đạt hơn 50.000 tỷ đồng, vượt 71% dự toán, đưa tỉnh Thanh Hóa gia nhập nhóm các tỉnh, thành phố có số thu ngân sách hơn 50.000 tỷ đồng. Bước sang năm 2023, đứng trước những khó khăn, thách thức đã, đang và được dự báo trong thời gian tới, liên quan sát sườn tới hoạt động của DN, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị gặp gỡ DN năm 2023 với chủ đề “Nâng cao tinh thần trách nhiệm, kịp thời giải quyết hiệu quả các khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững”. Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa mong muốn nhận được nhiều đóng góp thẳng thắn của cộng đồng doanh nghiệp.

Ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa

Ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa

Ông Trịnh Xuân Lâm, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Thanh Hóa, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Tiên Sơn, cho biết: Sau 3 năm ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID 19 và hiện tại là suy thoái kinh tế, lạm phát nên ngành dệt may và da giày đang gặp rất nhiều khó khăn, đơn hàng bị cắt giảm nhiều, có thời điểm đơn hàng phải cắt giảm đến 60%. Số đơn hàng còn lại, đơn giá chỉ đạt 55% đến 65%. Hiện nay, ngành dệt may đang hết sức cố gắng để giữ việc làm ổn định, bảo đảm thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, hiện nay, một vấn đề khiến các DN đang gặp khó là Nhà nước áp dụng các tiêu chuẩn mới trong PCCC mà nhiều DN chưa thể đáp ứng ngay được và nguy cơ sẽ bị đình chỉ hoạt động.

>>Thanh Hóa: Tính đột phá, tầm nhìn chiến lược của Quy hoạch

>>Kết nối cộng đồng doanh nghiệp Thanh Hóa – Ninh Bình

Ông TRịnh Xuân Lâm, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may tỉnh Thanh Hóa

Ông Trịnh Xuân Lâm, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may tỉnh Thanh Hóa

Cùng kiến nghị khó khăn trong vấn đề phòng cháy chữa cháy ông Trần Quốc Trường, Chi hội phó Chi hội DN Khu công nghiệp (KCN) Đình Hương - Tây Bắc Ga, cho biết: KCN Đình Hương - Tây Bắc Ga có 103 cơ sở không bảo đảm các tiêu chuẩn PCCC mới, theo quy định tại Nghị định 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Cùng với bị xử phạt hành chính số tiền hàng trăm triệu đồng, thì các DN hiện đang bị tạm đình chỉ và đình chỉ sản xuất từ cuối năm 2022 để khắc phục. Hiện nay, một số DN đã chấp hành xử phạt hành chính. Nhiều DN cũng đã xây dựng lộ trình, phương án để khắc phục nhưng đang gặp rất nhiều khó khăn do phải đầu tư, cải tạo, phá bỏ nhiều công trình tốn kém phi phí.

Trần Quốc Trường,

Trần Quốc Trường, Phó chi hội doanh nghiệp Khu vực Tây Bắc ga

Bên cạnh đó, nhiều DN không đồng bộ về các thủ tục hồ sơ hiện có với hồ sơ PCCC dẫn đến không đủ điều kiện nghiệm thu. Các DN tại khu công nghiệp Tây Bắc Ga kiến nghị UBND tỉnh khẩn trương rà soát, đánh giá thực trạng và có phương án cải tạo, nâng cấp hạ tầng PCCC bảo đảm đồng bộ và phù hợp với quy mô sản xuất tại KCN Tây Bắc Ga, hạn chế chi phí đầu tư hạ tầng PCCC nội bộ và tạo điều kiện cho DN yên tâm sản xuất; sớm xem xét, phê duyệt, ban hành quy hoạch điều chỉnh chi tiết KCN Đình Hương - Tây Bắc Ga và chỉ đạo các sở, ngành, tạo thuận lợi cho DN đồng bộ các thủ tục về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với chủ trương đầu tư và các thủ tục hồ sơ liên quan để thẩm duyệt, nghiệm thu PCCC.

Bên cạnh đó, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương xem xét, trên cơ sở phân loại nhóm nguy cơ cháy nổ để giãn lộ trình thực hiện một số quy định, tạo điều kiện cho DN khắc phục.

Ông Trịnh

Ông Trịnh Thế Dũng, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn VAS Nghi Sơn

Ông Trịnh Thế Dũng, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn VAS Nghi Sơn, kiến nghị: Tỉnh Thanh Hoá cần vào cuộc quyết liệt hơn trong vấn đề giải phóng mặt bằng (GPMB) và lập quy hoạch sử dụng đất đồng bộ, đi trước một bước để tạo thuận lợi cho quá trình đầu tư, xây dựng dự án.Điển hình như hiện nay, công ty đang triển khai một số dự án tại Khu Kinh tế Nghi Sơn và đang gặp một số khó khăn trở ngại cần phải được tháo gỡ để đẩy nhanh tiến độ các dự án.

Cụ thể, công tác GPMB là khâu quyết định đến tiến độ dự án, nên công ty kiến nghị khi có các khiếu kiện, khiếu nại về chính sách hỗ trợ GPMB, cần phải có các giải pháp linh hoạt phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của dự án.

Bà Trịnh Thị Loan

Bà Trịnh Thị Loan, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân nữ tỉnh Thanh Hóa

Bà Trịnh Thị Loan, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân nữ, cho biết: Hiện nay đa số DN trong Hiệp hội Doanh nhân nữ Thanh Hoá thiếu vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh sau thời gian gần 3 năm dừng hoặc tạm dừng hoạt động do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Đặc biệt đối với các DN nhỏ, siêu nhỏ hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ nhà hàng, khách sạn, chăm sóc sức khoẻ và sắc đẹp sau thời gian không hoạt động, việc đầu tư gần như phải làm mới hoàn toàn, nhưng rất khó tiếp cận vốn vay trong giai đoạn hiện nay.

Cùng như nhiều kiến nghị khác của doanh nghiệp ngành ngân hàng cần đánh giá lại tài sản thế chấp theo giá hiện hành đối với các DN cần đảo nợ, vì giá trị tài sản thế chấp (đất đai, tài sản khác) đã thay đổi rất nhiều so với đánh giá trước đây. Trong khi các ngân hàng chỉ trừ lùi khấu hao hàng năm mà chưa tính đến giá trị tài sản thế chấp cũng đang tăng giá hàng năm.

Bên cạnh đó, đề nghị chính quyền làm việc với các ngân hàng để có chính sách cho DN được vay vốn với lãi suất ưu đãi (khung lãi suất thấp nhất cho phép - khung đáo hạn dài nhất) để tháo gỡ phần nào vốn vay cho DN hiện nay. Nhà nước nên quản lý và quy định mức lãi suất trần để đưa lãi suất vào khung và các ngân hàng cũng điều tiết lợi nhuận để đưa ra mức lãi suất hợp lý. Một số khó khăn liên quan tới thủ tục hành chính, hạn mức trong cấp phép khai thác mỏ làm vật liệu xây dựng, giá nguyên vật liệu tăng cao và chưa được cập nhật đúng diễn biến thị trường, nhiều thủ tục hành chính trong vấn đề tiếp cận đất, giải quyết thủ tục đầu tư còn chưa kịp thời... – đang là những “rào cản” không nhỏ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp...

Ông Cao Tiến Đoan, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa

Ông Cao Tiến Đoan, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa

Đại diện cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa, ông Cao Tiến Đoan, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, nhận định: Các ý kiến phát biểu của các DN đã nêu bật những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN hiện nay. Ngoài ra, hiệp hội cũng đã có báo cáo tổng hợp ý kiến của các tổ chức hội, hiệp hội ngành hàng, các DN, trong đó có những vướng mắc đã kéo dài nhiều năm, có những vướng mắc nếu không được giải quyết kịp thời, phù hợp, thấu đáo, thì có thể dẫn DN đến bờ vực phá sản.
Vì vậy, thay mặt cho cộng đồng DN, Hiệp hội DN tỉnh đề xuất UBND tỉnh quan tâm, chỉ đạo giải quyết có hiệu quả các kiến nghị, đặc biệt là những vướng mắc trong công tác PCCC, giá vật liệu xây dựng, về cải cách thủ tục hành chính, cải thiện mạnh mẽ hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh và sớm ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ DN phục hồi sau đại dịch COVID-19, thực hiện hiệu quả Luật hỗ trợ DN nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh.

Ông

Đại tá Lê Như Lập, Phó Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa trả lời kiến nghị của doanh nghiệp

Với nhóm kiến nghị về PCCC, đại tá Lê Như Lập, Phó Giám đốc Công an tỉnh đã thông tin tới DN các văn bản quy phạm pháp luật về PCCC hiện hành. Với các cơ sở đã nghiệm thu PCCC theo quy định trước khi Nghị định 136/2020/NĐ-CP và không cải tạo thêm thì sẽ không phải thực hiện nghiệm thu lại.

Công an tỉnh cũng chia sẻ và đồng ý với đề nghị của Hiệp hội DN tỉnh về khó khăn của DN và sẽ tổng hợp các vướng mắc về công tác PCCC trong thời gian qua, báo cáo UBND tỉnh để đưa ra giải pháp, đề nghị sửa đổi, bổ sung các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đang trong quá trình xây dựng sắp tới như: Luật PCCC, Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ, các văn bản hướng dẫn thi hành khác; đồng thời, sẽ tham gia ý kiến sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật theo hướng tháo gỡ cho các DN, phù hợp với yêu cầu thực tiễn và tình hình phát triển kinh tế-xã hội hiện nay.

Về vấn đề giá vật liệu xây dựng, đồng chí Phan Lê Quang, Phó Giám đốc phụ trách Sở Xây dựng cho biết: Từ tháng 7-2022 đến nay, Sở Xây dựng đã thực hiện công bố theo tháng, tuy nhiên có thời điểm bị chậm trễ do một số nguyên nhân khách quan. Với thông tin giá vật liệu trên thị trường chênh lệch so với giá do cơ quan Nhà nước công bố, Sở Xây dựng đang tiến hành rà soát lại. Về đề xuất của DN tăng cường nguồn cung vật liệu xây dựng, từ đầu năm 2023 đến nay, Sở Xây dựng đã và đang tiếp tục phối hợp với các sở, ngành, địa
phương và đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát các mỏ đất, đá làm vật liệu xây dựng thông thường, mỏ đá làm nguyên liệu xi măng, nếu đủ điều kiện sẽ báo cáo UBND tỉnh và Bộ Xây dựng sớm bổ sung vào Quy hoạch khoáng sản của Trung ương và địa phương.

Ông Tống Văn Ánh

Ông Tống Văn Ánh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước, Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa

Với vấn đề tiếp cận tín dụng, ông Tống Văn Ánh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Thanh Hoá cho biết, thời gian qua, đơn vị đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng có nhiều nỗ lực trong việc đổi mới quy trình, đơn giản hóa thủ tục vay vốn, xây dựng các chương trình, gói tín dụng phù hợp cho DN; đồng thời, nâng cao năng lực thu thập, khai thác thông tin về đánh giá tín nhiệm khách hàng để nâng cao hiệu quả thẩm định, đánh giá mức độ tín nhiệm khách hàng vay, tăng cường khả năng cho vay không có bảo đảm bằng tài sản.

Tại Hội nghị, nhiều ý kiến kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp đã được lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đưa ra giải quyết từng vấn đề một. Với tinh thần cầu thị và thực hiện phương châm luôn đồng hành, hỗ trợ DN, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa cũng đề nghị doanh nghiệp có kiến nghị tiếp tục gửi bằng văn bản đến các tổ thư ký, UBND tỉnh sẽ tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, chủ động giải quyết theo thẩm quyền hoặc tham mưu đề xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền (của Trung ương, của tỉnh) để xem xét giải quyết các khó khăn, vướng mắc, đề xuất, kiến nghị của DN bảo đảm quy định của pháp luật nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho DN phát triển bền vững, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thanh Hóa: Doanh nghiệp kiến nghị 8 vấn đề nóng tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711640458 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711640458 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10