Hiệp hội Vận tải Ô tô Thanh Hóa đã gửi văn bản đến UBND tỉnh Thanh Hóa và Ban chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 đề nghị ưu tiên tiêm vaccine phòng dịch COVID-19 lực lượng lao động xe bus.
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, có 5 đơn vị đang hoạt động kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt với tổng 564 lao động tham gia trực tiếp. Chính vì sự lo lắng đến lực lượng lao động của các doanh nghiệp nên các chủ doanh nghiệp đã kiến nghị lên Hiệp hội vận tải ô tô tỉnh Thanh Hóa gửi đến các cơ quan chức năng tỉnh nhà quan tâm chia sẻ để sớm hỗ trợ lực lượng này sớm được tiêm vaccine trong thời gian tới.
Từ cuối tháng 4/2021, sau sự bùng phát trở lại của đại dịch COVID-19 lần thứ 4 đã diễn biến rất phức tạp và nguy hiểm rất nhiều lần so với các đợt dịch trước. Cũng như nhiều doanh nghiệp tỉnh thành tuân thủ công tác phòng chống dịch sau chỉ thị 15,16 của Chính Phủ. Chính vì vậy việc tham gia giao thông hành khách công cộng bằng xe buýt đã giảm xuống đến mức thấp nhất vì ngoài việc thực hiện các lệnh tạm dừng vận chuyển hành khách đi và đến các vùng có dịch, đến nay người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc chống dịch nên đã chọn giải pháp không tham gia giao thông bằng phương tiện xe bus mà tham gia bằng phương tiện cá nhân đê đảm bảo trong thời gian dịch.
Ngoài ra, thực hiện văn bản chỉ đạo của Sở GTVT về việc cơ cấu lại kế hoạch vận chuyển hành khách trong thời gian phòng chống đại dịch COVID-19. Từ đó, các đơn vị doanh nghiệp đã cơ cấu lại cắt giảm từ 40% đến 50% số lượng xe hiện có cùng với tần suất xe chạy trong ngày. Chính vì vậy doanh thu của các đơn vị doanh nghiệp tụt giảm bình quân đến 50% nên không đủ chi phí cho nhiên liệu và trả lương cho lực lượng lao động cũng như công tác vận hàng.
Cũng như, trước diễn biến phức tạp của COVID-19 xuất hiện các biến chủng mới công nhân lái xe và nhân viên phục vụ trên xe của các đơn vị lại chưa được tiêm phòng vacxin nên việc lo ngại của người công nhân trong việc phòng chống dịch là rất cao từ đó dẫn đến công nhân làm đơn xin nghỉ việc trong các đơn vị ngày càng gia tăng.
Anh Nguyễn Văn T, nhân viên bán vé xe bus của Công ty CP Vận tải ô tô Thanh Hóa cho biết, anh làm việc ở công ty đã 2 năm nay. Từ khi có dịch COVID-19 đến nay anh em đi làm đều lo lắng về vấn đề an toàn phòng chống dịch, mặc dù tuân thủ nghiêm ngặt công tác 5K của Bộ y tế nhưng làm nghề bán vé xe buýt công cộng không thể tránh khỏi mỗi ngày tiếp xúc với nhiều người, chính vì vậy có thể thấy những tiềm ẩn nguy cơ lây lan cao. Hiện nay, tiêm phòng là biện pháp bảo vệ an toàn nhất đối với mỗi người, vì vậy chúng tôi rất mong nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền sớm được tiêm phòng để yên tâm làm việc.
Trao đổi với ông Lê Xuân Long, Hiệp Hội vận tải ô tô Thanh Hóa cho biết, đứng trước khó khăn cũng như lo ngại ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 đã nhận được sự kiến nghị của các hội viên vận tải và mong muốn được lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa cũng như ngành chức năng chuyên môn quan tâm đến tâm tự nguyện vọng của người lao động làm trong vận tải hành khách công cộng. Có thời điểm 5 đơn vị vận tải xe buýt cùng đồng loạt xin được tạm dừng hoạt động từ 10/8 đến khi dịch được kiểm soát tốt hơn. Nhưng để hàng hóa cũng như mọi hoạt động kinh tế không bị đình chệ cũng như cùng với địa phương thực hiện “mục tiêu kép” phòng chống dịch song song với phát triển kinh tế nên rất nhiều đơn vị vẫn đồng ý hoạt động. Dù mỗi ngày hoạt động, chi phí bù lỗ là rất lớn, nhiều doanh nghiệp có nguy cơ cao tuyên bố phá sản.
Có thể bạn quan tâm
Doanh nghiệp vận tải ô tô tại Thanh Hóa trước nguy cơ phá sản
09:15, 18/08/2021
NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT: 20 triệu đồng cùng 100 suất quà đến tay bệnh nhân nghèo Thanh Hóa
14:06, 05/08/2021
Lãnh đạo tỉnh và doanh nghiệp Hà Tĩnh chung tay thu hút nguồn nhân lực hồi hương?
07:26, 19/08/2021
TP.HCM đề xuất miễn phí xét nghiệm COVID-19 cho doanh nghiệp
11:27, 19/08/2021