Thanh Hóa: Phát huy hiệu quả cơ chế đặc thù

KIỀU PHIÊN 13/12/2022 12:00

Thanh Hóa đang trên hành trình tận dụng tốt các cơ chế đặc thù của Trung Ương đã chấp thuận, phát huy lợi thế sẵn có để đưa kinh tế phát triển bứt phá.

>>Thanh Hóa: Xây dựng thành công “thương hiệu” hấp dẫn nhà đầu

Thanh Hóa được xem là một Việt Nam thu nhỏ bởi có truyền thống lịch sử hào hùng, chiều sâu văn hóa và hội tụ đầy đủ các yếu tố về tài nguyên phong phú và cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển như sân bay, cảng nước sâu, đường giao thông... Đặc biệt, nếu nhìn con người dưới góc độ là tài nguyên thì Thanh Hóa đang nắm giữ nguồn lực kinh tế lớn thứ 3 cả nước; còn nếu nhìn con người dưới góc độ chủ thể xã hội, thì Thanh Hóa đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước. Song, tiềm năng, lợi thế mới là điều kiện cần, trong khi điều kiện đủ cũng là điều kiện mang tính quyết định để khơi thông nguồn lực là giải pháp, cách làm, là dám nghĩ lớn, khát vọng lớn để tạo đột phá và nâng tầm vị thế của Thanh Hóa.

Hạ tầng cơ sở

Thanh Hóa ra nhiều quyết sách nỗ lực đầu tư hạ tầng cơ sở, giao thông đồng bộ, hiện đại

Thanh Hóa hiện là một trong số ít tỉnh,thành phố trong cả nước có các cơ chế đặc thù để phát triển. Với những cơ chế, chính sách có tính tương thích với những đặc điểm riêng biệt, Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị “Về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và Nghị quyết số 37/2021/QH15 của Quốc hội “Về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa”, đang được kỳ vọng sẽ tạo ra nền tảng và xung lực để khơi dậy và phát huy tiềm năng, lợi thế to lớn của tỉnh. Điều này cho thấy sự tin tưởng mà Đảng và Nhà nước dành cho Thanh Hóa. Đồng thời, đây cũng chính là sự hiện thực hóa, cụ thể hóa của việc dám nghĩ lớn để tạo đột phá cho Thanh Hóa trong những năm tới.

Động thái cho thấy sự chủ động, tích cực của Thanh Hóa trong việc triển khai Nghị quyết số 58-NQ/TW và Nghị quyết số 37/2021/QH15, đó là thể chế hóa các nghị quyết thành các chương trình, kế hoạch hành động, đề án, cơ chế, chính sách cụ thể để triển khai thực hiện. Đồng thời, chủ động rà soát, bổ sung các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; rà soát, sửa đổi, ban hành mới 21 cơ chế, chính sách để thực hiện nghị quyết nêu trên của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX... Đây cũng là điều đã được lãnh đạo Trung ương, các Bộ ngành ghi nhận và đánh giá cao.

Thanh Hóa sớm đưa mục tiêu phát triển Thanh Hóa trở thành một cực tăng trưởng mới cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển là hết sức đúng đắn, xuất phát từ vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng của tỉnh. Theo đó, thời cơ cho Thanh Hóa đã có, cùng với tiềm năng dồi dào và nhiều lợi thế so sánh...là sự quyết tâm, quyết liệt và đặc biệt là phải củng cố cho được niềm tin, tạo sự đồng thuận, cùng chung ý chí của toàn Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp Nhân dân trong quá trình triển khai thực hiện. Có như vậy, Thanh Hóa tận dụng được tối đa các cơ chế đặc thù để tạo đòn bẩy tăng trưởng mạnh mẽ, hiệu quả.

>>Thanh Hóa: Nhiều giải pháp phát triển kinh tế biển

>>Thanh Hóa kết nối, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm công nghiệp nông thôn

Dự án

Khởi công dự án Khu lưu niệm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc tại thành phố Sầm Sơn

Năm 2022, Thanh Hóa tiếp tục có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, trong nhóm các tỉnh, thành phố có tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước, hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch. Theo đó, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 12,51%, vượt kế hoạch đề ra (kế hoạch 11,5%) và đứng thứ 7 cả nước. GRDP bình quân đầu người ước đạt 2.924 USD, vượt 4,42% kế hoạch.

Sản xuất nông, lâm, thủy sản mặc dù chịu tác động của dịch COVID-19 và giá xăng dầu, giá vật tư nông nghiệp tăng cao nhưng vẫn phát triển khá toàn diện. Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tiếp tục được quan tâm thực hiện; năm 2022, có 02 đơn vị cấp huyện, 18 xã được công nhận đạt chuẩn NTM; 22 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 7 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; có thêm 134 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

Các ngành dịch vụ phục hồi nhanh. Tổng lượng khách du lịch năm 2022 ước đạt 11,01 triệu lượt khách, bằng 110,1% kế hoạch và gấp 3,2 lần năm 2021 (trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 245 nghìn lượt khách, gấp 11,5 lần); tổng thu du lịch ước đạt 20.038 tỉ đồng, bằng 111,8% kế hoạch, gấp 4 lần năm 2021.

Thu Ngân sách nhà nước đạt cao nhất từ trước đến nay; tổng thu NSNN ước đạt 48.820 tỉ đồng, vượt 65% dự toán và tăng 20% so với cùng kỳ; trong đó, thu nội địa ước đạt 30.150 tỉ đồng, vượt 62% dự toán và tăng 6% so với cùng kỳ; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 18.670 tỉ đồng, vượt 70% dự toán và tăng 55% so với cùng kỳ. Chi ngân sách nhà nước cơ bản đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hoạt động đầu tư đạt kết quả tích cực trong bối cảnh gặp rất nhiều khó khăn, thách thức; tổng huy động vốn đầu tư phát triển ước đạt 138.919 tỉ đồng. Trong năm, đã thu hút được 60 dự án đầu tư trực tiếp (7 dự án FDI), với tổng số vốn đầu tư đăng ký 4.833 tỉ đồng và 71,2 triệu USD; điều chỉnh tăng vốn cho 7 dự án, với số vốn tăng 32,7 triệu USD.

xcx

Dự án khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, khách sạn và vui chơi giải trí của Tổng Công ty Đầu tư xây dựng và Thương mại Anh Phát tại thị xã Nghi Sơn. Năm 2022 doanh nghiệp nộp thuế cho ngân sách tỉnh Thanh Hóa gần 2.000 tỷ đồng

Ông Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, năm 2023 mục tiêu tỉnh Thanh Hóa đề ra, các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ngày càng hoàn thiện, nhất là các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa theo Nghị quyết số 37/2021/NQ-QH15 của Quốc hội, cùng với những thành tựu về kinh tế - xã hội trong thời gian qua là điều kiện thuận lợi để Thanh Hóa nâng cao vị thế, đẩy mạnh các hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển.

Về phát triển kinh tế năm 2023 đề ra, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 11,0% trở lên, trong đó: Nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,0% trở lên; công nghiệp. Xây dựng tăng 14,2% trở lên (công nghiệp tăng 15,3% trở lên; xây dựng tăng 11,6% trở lên); dịch vụ tăng 9,8% trở lên; thuế sản phẩm tăng 9,6% trở lên.

Cơ cấu các ngành kinh tế: Nông, lâm, thủy sản chiếm 13,6%; công nghiệp - xây dựng chiếm 48,9%; dịch vụ chiếm 30,8%; thuế sản phẩm chiếm 6,7%. GRDP bình quân đầu người đạt 3.200 USD trở lên. - Sản lượng lương thực giữ ở mức 1,5 triệu tấn. Tổng giá trị xuất khẩu đạt 5.500 triệu USD. Tổng huy động vốn đầu tư phát triển đạt 140.000 tỷ đồng. - Thu ngân sách nhà nước đạt 35.340 tỷ đồng. Diện tích đất nông nghiệp được tích tụ, tập trung để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao tăng thêm 7.100 ha. Tiến tới, năm 2023 tỉnh Thanh Hóa sẽ thêm 01 huyện, 17 xã đạt chuẩn NTM; 22 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 08 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Số doanh nghiệp thành lập mới đạt 3.000 doanh nghiệp trở lên. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 38% trở lên...

Có thể bạn quan tâm

  • Thanh Hóa: Xây dựng thành công “thương hiệu” hấp dẫn nhà đầu

    Thanh Hóa: Xây dựng thành công “thương hiệu” hấp dẫn nhà đầu

    11:43, 09/12/2022

  • Thanh Hóa: Doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt “rào cản” để chuyển đổi số

    Thanh Hóa: Doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt “rào cản” để chuyển đổi số

    00:06, 05/12/2022

  • Hiệp hội Dệt may tỉnh Thanh Hóa phát huy vai trò kết nối

    Hiệp hội Dệt may tỉnh Thanh Hóa phát huy vai trò kết nối

    09:48, 10/12/2022

  • Thanh Hóa: Nhiều giải pháp phát triển kinh tế biển

    Thanh Hóa: Nhiều giải pháp phát triển kinh tế biển

    01:00, 01/12/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Thanh Hóa: Phát huy hiệu quả cơ chế đặc thù
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO