Doanh nghiệp FDI tại Thanh Hóa đã vượt “bão” COVID-19 bằng nhiều giải pháp hiệu quả không để gián đoạn sản xuất, bảo vệ sức khỏe người lao động.
Trong điều kiện khó khăn với đại dịch COVID19 trong sản xuất kinh doanh với doanh nghiệp nói chung hoạt động cầm chừng, nhiều lao động phải nghỉ việc tạm thời, gián đoạn lao động, nhưng các doanh nghiệp FDI có đông công nhân lao động trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn duy trì tốt việc làm, bảo đảm thu nhập cho người lao động.
Ông Hà Xuân Thành, Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động tỉnh cho biết: Toàn tỉnh hiện có 35 doanh nghiệp FDI có đông công nhân lao động giải quyết việc làm thường xuyên cho 159.126 lao động với mức thu nhập bình quân 6.366.000 đồng/người/tháng. Các doanh nghiệp hoạt động ổn định và thực hiện việc chi trả tiền lương, tiền ăn ca, tiền chuyên cần, phụ cấp xăng xe và các khoản tiền phụ cấp khác cho công nhân đúng kỳ. Tư tưởng, tâm trạng của đoàn viên, công nhân lao động ổn định, yên tâm lao động sản xuất.
Để đảm bảo được an toàn sản xuất tất cả phả nhờ đến công tác phòng, chống dịch COVID-19 được các doanh nghiệp chấp hành tương đối tốt, đảm bảo “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội.
Tại các nhà máy đã tiến hành thu thập khai báo y tế với tất cả hành khách và đối tác giao dịch hàng ngày; thực hiện quét thân nhiệt với mọi trường hợp vào nhà máy; Các khu vực tập trung đông người như bếp ăn tập thể đã được bố trí vách ngăn và giãn cách tối thiếu 2m/người. 100% công nhân được trang bị khẩu trang kháng khuẩn, khu vực nhà xưởng được bố trí nước khử khuẩn với mật độ dày để thuận tiện cho nhân viên vệ sinh…
Ông Ngô Thế Anh, Chủ tịch Công đoàn Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa cho biết: Cùng với chỉ đạo của Liên đoàn Lao động tỉnh cùng với công đoàn cơ sở tăng cường thêm đồ bảo hộ cho người lao động. Ở những dây chuyền đặc thù, khó thực hiện giãn cách đủ 2m, trang bị thêm nón ngăn giọt bắn cho công nhân. Các xưởng đều có màn hình và liên tục phát hình ảnh khuyến cáo các biện pháp phòng dịch. Không chỉ thành lập các tổ an toàn COVID-19 tại nơi làm việc mà còn chỉ đạo việc thành lập các tổ an toàn COVID-19 tại các khu nhà trọ, các xe đưa đón công nhân. Chính các tổ an toàn COVID-19 trở thành "lá chắn thép" cho người lao động cả tại nơi làm việc, nơi ở và trong quá trình di chuyển.
Theo báo cáo của công đoàn cơ sở, 35 doanh nghiệp FDI duy trì tốt việc làm cho công nhân lao động. Trong đó có 34/35 công ty tăng ca từ 1 - 4 giờ/ngày ở một số bộ phận, cụ thể có 17 công ty tăng ca từ 1- 1,5 giờ/ngày; 14 công ty tăng ca từ 2 - 3 giờ/ngày; 3 công ty tăng từ 3,5 - 4 giờ/ ngày. Có 28 công ty có nhu cầu tuyển dụng lao động, trong đó có nhiều công ty tuyển dụng lao động với số lượng lớn như: Công ty TNHH Giầy Rollsport Việt Nam, Công ty TNHH Giầy Annora Việt Nam, Công ty TNHH Sakurai Việt Nam, Công ty TNHH Giầy Aleron Việt Nam…
Chị Vũ Thị Mai Loan, Chủ tịch công đoàn Công ty TNHH Giầy Aleron Việt Nam khu công nghiệp Hoàng Long cho biết, mặc dù ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 lần thứ 4 này nhưng công ty không phải gián đoạn công việc hay cắt giảm nguồn nhân lực. Từ việc chuẩn bị và đảm bảo tốt công tác phòng chống dịch và hiệu quả từ các tổ an toàn COVID-19 tại các phân xưởng cũng như việc tự giám sát nhau đảm bảo sức khỏe. Chính sự chuẩn bị chu đáo an toàn đó cũng tạo sự an toàn cũng như nâng cao ý thức cho công nhân yên tâm làm việc. Vì vậy mà, không nhưng đảm bảo duy trì sản xuất mà chúng tôi còn tăng đơn hàng, nhu cầu mở rộng phân xưởng và tuyển lao động bổ sung là rất lớn.
Có thể bạn quan tâm
Thanh Hóa: Chuyến hồi hương nghĩa tình
21:05, 24/08/2021
Thanh Hóa: Doanh nghiệp vận tải xe bus mong sớm được tiêm vaccine cho lao động
16:43, 19/08/2021
T&T Group tặng 50.000 bộ Kit xét nghiệm nhanh COVID-19 cho Thanh Hóa và Kiên Giang
15:36, 30/08/2021
Doanh nghiệp vận tải ô tô tại Thanh Hóa trước nguy cơ phá sản
09:15, 18/08/2021