Ông Nguyễn Hoàng Long, Phó Tổng Giám đốc NAPAS cho biết, trong vài năm gần đây, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đạt được sự tăng trưởng rất mạnh mẽ.
>>>Đại sứ du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc đến thăm và làm việc tại NAPAS
Ngày trước, mặc dù khi đã có thẻ rồi nhưng nhiều người dân vẫn ra cây ATM để rút tiền. Tuy nhiên những năm gần đây, thay vì rút tiền mặt, người dân thực hiện luôn giao dịch thanh toán bằng thẻ hoặc thanh toán thông qua việc chuyển khoản liên ngân hàng qua hệ thống của NAPAS.
Theo số liệu của năm 2021, tỉ lệ rút tiền mặt qua hệ thống của NAPAS chiếm 12%. Đến năm 2022, ước tính tỉ lệ này chỉ còn 6%. Con số 12% chỉ bằng 1/10 so với những năm trước. Cách đây đây 5-6 năm thì tỉ lệ rút tiền mặt để tiêu phải lên đến 60-70%. Tuy nhiên sau đại dịch, tỉ lệ này giảm mạnh xuống. Điều này cho thấy thanh toán không dùng tiền mặt tăng trưởng mạnh mẽ
Hiện số lượng giao dịch thanh toán qua hệ thống của NAPAS cũng tăng trưởng với con số rất ấn tượng, đặc biệt là giao dịch chuyển tiền liên ngân hàng. Hiện nay, tính trung bình một ngày có 12-15 triệu giao dịch chuyển khoản chạy qua hệ thống của NAPAS với số tiền giao dịch lên tới 150-170 nghìn tỷ đồng. Đây không chỉ là những giao dịch thanh toán giữa cá nhân với nhau, mà còn là những giao dịch cho thanh toán mua bán các hàng hóa, dịch vụ giữa cá nhân với các cửa hàng, với các đơn vị bán hàng nhỏ lẻ.
Từ sự chuyển dịch của thói quen người dùng đó, đi đầu vẫn là ở những thành phố lớn. Tuy nhiên vẫn có sự giao thương và lưu thông hàng hóa dịch vụ giữa các đơn vị thành phố cũng như các đơn vị nông thôn và ở vùng sâu, vùng xa. Việc phát triển các giao dịch điện tử sẽ lan dần từ thành phố đến những đơn vị nông thôn, hải đảo xa xôi…
Để làm được điều này, cả hai bên, ngành ngân hàng và ngành viễn thông đều có hai hệ sinh thái về thanh toán, về khách hàng. Và trên hệ sinh thái đó đã triển khai rất nhiều dịch vụ, rất nhiều thanh toán. Khi liên thông được với nhau thì hoàn toàn có thể hỗ trợ nhau triển khai tệp khách hàng của đơn vị này dùng lẫn trên tệp khách hàng của đơn vị kia. Ví dụ như bên Viettel triển khai hỗ trợ 4.0, thì sau này khi liên thông có thể sử dụng tệp khách hàng, tài khoản của Agribank thực hiện thanh toán và chi tiêu trên đó. Hoặc phía NAPAS cùng với các ngân hàng triển khai dịch vụ QR chẳng hạn, với những đơn vị thanh toán hàng hóa dịch vụ sử dụng QR thì sau này sẽ triển khai dịch vụ QR cho mobile money, để khách hàng dùng mobile money có thể sử dụng tại những đơn vị thanh toán hàng hóa, dịch vụ của ngành ngân hàng.
Thông qua hoạt động này sẽ là bước phát triển và đem lại nhiều lợi ích hơn cho khách hàng của cả hai bên. Và từ đó, ngành ngân hàng và viễn thông sẽ cung cấp được nhiều dịch vụ mới và tiện ích cho khách hàng không chỉ ở thành phố mà còn ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa nữa.
Có thể bạn quan tâm