Tháo gỡ đình trệ vận tải hàng hóa do COVID-19

LINH NGA 27/07/2021 04:00

Ngoài sự khác biệt khi áp dụng các quy định phòng, chống dịch COVID-19 giữa các địa phương còn có sự khác biệt trong thời hạn và cách thức xét nghiệm COVID-19 với lái xe.

Những ngày qua, tại các chốt kiểm soát xe ra vào thành phố Hà Nội, hàng nghìn ô tô chở hàng liên tục bị ách tắc.

Những ngày qua, tại các chốt kiểm soát xe ra vào thành phố Hà Nội, hàng nghìn ô tô chở hàng liên tục bị ách tắc.

Tác động của dịch COVID-19 kéo dài đã khiến cho hoạt động vận tải bị đình trệ nghiêm trọng, doanh thu bị giảm sút lớn. Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam cho biết, so với trước dịch, sản lượng vận tải hành khách giảm sút 20-30%; vận tải hợp đồng du lịch gần như đóng băng; doanh thu vận tải hàng hoá giảm sút 20-30%; Số xe phải nằm liệt trên bãi có thời điểm lên tới hơn 50%.

Đặc biệt, vận tải hàng hoá lưu thông trên đường gặp rất nhiều khó khăn do các địa phương tăng cường biện pháp kiểm tra kiểm soát với lái xe và phương tiện khi lưu thông trên đường, các chi phí bị đội lên. Đáng chú ý, nhiều đơn vị vận chuyển rau củ quả tươi sống, với áp lực thời gian vận tải nhanh, hàng hoá nhiều khi chưa được bao gói theo đúng quy cách, chưa được kiểm soát tận gốc, do đó khi lưu thông trên đường cũng phát sinh khó khăn...

Như tại các cửa ngõ vào Hà Nội, trong 2 ngày qua, toàn bộ mặt đường Quốc lộ (QL) 1B hướng về Thủ đô ken kín phương tiện chờ duyệt qua chốt kiểm dịch, nhiều lái xe phải xếp hàng chờ từ 4 giờ sáng đến 12 giờ trưa vẫn chưa qua được chốt. Nhiều phương tiện từ Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh... không đủ điều kiện di chuyển đến/qua Hà Nội, nhưng không di chuyển vào QL18 theo hướng dẫn mà vẫn cố tình vào QL1B, trong khi tuyến QL1B chỉ có điểm quay đầu ngay tại chốt kiểm dịch. Đáng nói, trong dòng xe ùn tắc có nhiều phương tiện mặc dù đã có thẻ nhận diện "luồng xanh", nhưng vẫn phải "chôn chân" vì không có đường ưu tiên di chuyển... 

Ông Trần Đức Nghĩa, Giám đốc Công ty TNHH quốc tế Delta, hiện nhiều địa phương không nhất quán trong quy định phòng chống dịch bệnh liên quan tới thời hạn và cách thức test với lái xe, nơi thì áp dụng trong 24h, có nơi chỉ áp dụng test tại địa phương… ngoài ra khi thay đổi hoặc áp đặt quy định, hầu hết các địa phương có xu hướng áp dụng rất nhanh đã gây ra những lúng túng cho doanh nghiệp.

Ông Trần Đức Nghĩa dẫn chứng: “Ví dụ, tại Hải Phòng, từ ngày 18 - 20/7, những cửa ngõ đi vào Hải Phòng bị ách tắc nghiêm trọng bởi áp dụng dán tem cho các phương tiện và xét nghiệm lái xe trong khi các tỉnh khác chưa áp dụng, các doanh chưa thể cập nhật thông tin. Điều này gây thiệt hại cho doanh nghiệp, chúng tôi ước tính tình trạng trên đã gây thiệt hại ít nhất 100 tỷ đồng/ngày”.

fd

hiện nhiều địa phương không nhất quán trong quy định phòng chống dịch bệnh liên quan tới thời hạn và cách thức test với lái xe.

Trước thực tế này, ông Đào Việt Long, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, Sở đã có hướng dẫn rõ 3 đối tượng ưu tiên, thứ nhất, xe vận tải hàng hoá đảm bảo các chuỗi cung ứng hay luồng xanh quốc gia có lộ trình qua Hà Nội. Thứ hai là xe chở hàng hóa thiết yếu cho TP, xe của các cơ sở kinh doanh dịch vụ và phục vụ các công trình mà được cấp phép hoạt động theo Chỉ thị 17 của UBND TP Hà Nội. Thứ ba là xe chở người và các phương tiện phục vụ công vụ của các cơ quan, đơn vị, cơ sở sản xuất - kinh doanh, công trình xây dựng được phép hoạt động theo Chỉ thị 17 của UBND TP Hà Nội. 

“Các phương tiện cần đăng ký thực hiện theo "luồng xanh" địa phương kết nối với luồng xanh quốc gia, các phương tiện phải thực hiện theo quy định và tổ chức giao thông của thành phố, trong thời gian thành phố thực hiện giãn cách” - ông Đào Việt Long nói.

Bà Phan Thị Thu Hiền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Bộ GTVT đã thành lập 4 đoàn công tác đến các địa phương, các tuyến quốc lộ, đường cao tốc để kiểm tra, phát hiện kịp thời những khó khăn, vướng mắc. 

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu thừa nhận vừa qua có sự khác biệt giữa các địa phương trong áp dụng biện pháp phòng chống dịch và cách hiểu văn bản hướng dẫn, gây bức xúc trong doanh nghiệp.

Trước tình hình đó, Bộ Công Thương đã có công văn gửi các địa phương để thống nhất cách hiểu về hàng hóa thiết yếu. Trước đó, Văn phòng Chính phủ cũng đã có công văn, trong đó nêu danh sách các hàng hóa thiết yếu cụ thể. Tuy nhiên, ông Hải nhấn mạnh đây chỉ là một số hàng hóa có thể liệt kê, thực tế còn tùy theo tình hình địa phương, tránh tình trạng cản trở lưu thông vô lý.

"Ở đây cần sự vào cuộc các bộ, ngành, địa phương, làm sao bảo đảm công tác chống dịch nhưng cũng phải trên cơ sở phân tích, tính toán khoa học để thực hiện mục tiêu kép Chính phủ đã đề ra" - ông Hải nói.

Có thể bạn quan tâm

  • Bộ trưởng Bộ KH&ĐT: Tạo cơ chế “luồng xanh” cho doanh nghiệp hoạt động

    Bộ trưởng Bộ KH&ĐT: Tạo cơ chế “luồng xanh” cho doanh nghiệp hoạt động

    00:00, 26/07/2021

  • Hà Nội cấp thẻ phương tiện hoạt động trên các “luồng xanh”

    Hà Nội cấp thẻ phương tiện hoạt động trên các “luồng xanh”

    10:49, 21/07/2021

  • Hải Phòng: “Hàng mau hỏng” ưu tiên hoạt động trên các “Luồng xanh” vận tải

    Hải Phòng: “Hàng mau hỏng” ưu tiên hoạt động trên các “Luồng xanh” vận tải

    10:23, 20/07/2021

  • Mở “luồng xanh” để gỡ khó cho các siêu thị tại TP.HCM

    Mở “luồng xanh” để gỡ khó cho các siêu thị tại TP.HCM

    05:00, 15/07/2021

  • Khi FDI “đổ bộ” vào năng lượng xanh

    Khi FDI “đổ bộ” vào năng lượng xanh

    11:00, 07/05/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tháo gỡ đình trệ vận tải hàng hóa do COVID-19
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO